Hệ thống tái chế… không khí đặc biệt cho các phi hành gia

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang phát triển một hệ thống đặc biệt có thể tái chế không khí trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS giúp các phi hành gia có nhiều oxy để thở và hứa hẹn sẽ giảm đáng kể lượng nước cần mang lên để tách thành oxy.

Hệ thống này là một bước tiến vô cùng quan trọng hướng tới việc hệ thống hỗ trợ duy trì sự sống của phi hành đoàn trong những sứ mệnh dài hơi trong tương lai, mà không cần viện trợ từ Trái Đất như đến mặt trăng, sao Hỏa hay các hành tinh xa xôi hơn.

Hệ thống tái chế… không khí của ESA sẽ giúp các phi hành gia thực hiện được các sứ mệnh dài hơi hơn.
Hệ thống đặc biệt giúp tái chế không khí được phát triển bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thực tế đã được đưa đến trạm vũ trụ quốc tế vào cuối tháng 9 vừa qua trên tàu không gian chở hàng HTV-7 của Nhật Bản.

Theo tiết lộ của các nhà khoa học, hệ thống này có thể giúp làm giảm lượng nước cần thiết cho hệ thống sản sinh oxy thông thường khoảng 400 lít. Hệ thống có trọng lượng khoảng 750kg được đặt trong một khung kích thước 2 mét x 1cm x 90cm có khả năng tái chế 50% lượng khí carbon dioxide (CO2) mà các phi hành gia lại thở ra thành oxy.


Hệ thống này có thể giúp làm giảm lượng nước cần thiết cho hệ thống sản sinh oxy thông thường khoảng 400 lít.

Daniele Laurini, người đứng đầu nhóm nghiên cứu từ ESA cho biết, sẽ loại bỏ CO2 ra khỏi không khí của cabin bằng cách trích xuất ra oxy bằng những phản ứng hóa học đơn giản nhưng hiệu quả.

Trước đây, để có đủ oxy cho các phi hành gia, sẽ cần một số lượng nước mang lên từ Trái Đất. Tuy nhiên, với công nghệ mới của ESA sẽ giúp giảm thiểu được rất nhiều.

Dự kiến, vào tháng 11 sắp tới, hệ thống tái chế không khí này sẽ được lắp đặt hoàn thiện và sẽ cung cấp một nửa lượng oxy cần thiết cho ba phi hành gia. Thông thường, một trạm không gian đầy đủ nhân viên có sau phi hành gia và có tới chín người có thể sống ở đó.

Theo ESA, cơ quan này đang có kế hoạch thử nghiệm hệ thống tái chế không khí trong vòng một hoặc hai năm. Cách đây chưa lâu, trạm ISS cũng đã sử dụng một hệ thống tái chế nước tiểu trở lại thành nước uống được.

Đối với một nhiệm vụ trong tương lai để sao Hỏa, có thể mất nhiều năm để hoàn thành, một hệ thống tái chế khép kín như của ESA sẽ là một điều vô cùng cần thiết khi nhiệm vụ tiếp tế sẽ không thể thực hiện được, và mang theo các nguồn lực có thể kéo dài cho toàn bộ nhiệm vụ sẽ là quá tốn kém.

ESA hiện còn phát triển một hệ thống vòng kín khác có tên là Melissa sẽ giúp tái chế tất cả các tài nguyên mà phi hành gia cần phải tồn tại trên sao Hỏa như thực phẩm, nước và oxy. Hệ thống này còn sử dụng vi khuẩn, tảo và thực vật bậc cao tạo ra nước uống và oxy để thở và giúp tạo môi trường trồng cây để các phi hành gia có đủ thức ăn.

Cập nhật: 13/11/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video