Điều độc nhất khiến Nga muốn giúp Việt Nam tạo ra "mỏ vàng" với tiềm năng khai thác vô hạn

Nếu được xây dựng, cảng vũ trụ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho Việt Nam trong tương lai.

Cảng vũ trụ là gì

Cảng vũ trụ hoặc sân bay vũ trụ là địa điểm để phóng (hoặc nhận) tàu vũ trụ, tương tự như một cảng biển cho tàu hoặc một sân bay cho máy bay. Cảng vũ trụ là nơi phóng tàu vũ trụ vào quỹ đạo quanh Trái đất hoặc trên quỹ đạo liên hành tinh.

Các cảng vũ trụ lớn thường bao gồm nhiều hơn một tổ hợp phóng, có thể là các bãi phóng tên lửa được điều chỉnh cho các loại phương tiện phóng khác nhau. Các vị trí này có thể được tách biệt rõ ràng vì lý do an toàn. Đối với các phương tiện sử dụng nhiên liệu lỏng, cần có các phương tiện bảo quản thích hợp và trong một số trường hợp, cảng vũ trụ sẽ có cả cơ sở sản xuất nhiên liệu. Các cơ sở chế biến tại chỗ cho nhiên liệu đẩy rắn cũng rất phổ biến.

Nhìn vũ trụ từ câu chuyện của ngành hàng hải

Các chuyến bay vũ trụ từng bị coi là chuyện hoang đường. Tuy nhiên, nhân loại đã thay đổi quan điểm sau những sự kiện đột phá hồi năm 1957 và năm 1961.

Các nước lớn bày tỏ sự cạnh tranh công khai, cả thế giới bắt đầu dõi theo cuộc đua trong vũ trụ. Quân đội các cường quốc tập trung vào lĩnh vực không gian, quan tâm đến các hoạt động trinh sát và thông tin liên lạc trong vũ trụ, sẵn sàng chi những khoản tiền khổng lồ từ ngân sách quốc gia cho mục đích này.

Ngay cả các quốc gia nhỏ cũng bắt đầu quan tâm lớn đến ngành công nghiệp vũ trụ, nghiên cứu những cơ hội mà ngành không gian vũ trụ mang lại. Việt Nam không phải ngoại lệ. Mới đây, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam cũng bay vào vũ trụ tại bãi phóng Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.


Sân bay vũ trụ nổi Sea Launch của Nga. (Nguồn: Naukatehnika.com)

Nhìn về ngành vũ trụ, có thể thấy hình bóng của ngành hàng hải. Lúc đầu, những nhà hàng hải vĩ đại đã thực hiện các chuyến đi táo bạo, càng ngày họ càng đi xa bờ. Sau đó, các chiến binh và thương gia bắt đầu đi theo những nhà thám hiểm và khách du ngoạn.

Tới một mức độ nhất định, sự hiện diện của quân đội và đội tàu buôn đã trở thành điều không thể thiếu của một cường quốc tiên tiến. Tàu bè và hạm đội cần tới các công trình cảng biển tương ứng, do đó biển đã trở thành lãnh thổ chiến lược của nhiều cường quốc như Đế chế Nga và một số cường quốc khác.

Đáng lưu ý, không phải ở đâu cũng có cảng biển thuận tiện. Do đó, đã có nhiều cuộc chiến khốc liệt nhằm tranh giành những vị trí chiến lược như vậy, có thể kể đến như: Hong Kong, Singapore, cảng Suez, kênh đào Panama, Constantinople, Gibraltar, Aden, Cape Town...

Tại Việt Nam, các thành phố biển với cảng lớn cũng luôn là trung tâm kinh tế, thu hút các nguồn đầu tư cả trong và ngoài nước, thúc đẩy giao thương, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho đất nước.

Đặc điểm thuận lợi của Việt Nam

Lịch sử đang lặp lại với cảng vũ trụ. Các địa điểm phù hợp với cảng vũ trụ cần một số các đặc điểm mà không phải nơi nào cũng có thể đáp ứng được.

Theo ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia Nga trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh, trước hết, cảng vũ trụ cần được bố trí nằm gần đường xích đạo. Trái đất quay theo hướng từ Tây sang Đông. Do đó, tất cả các tên lửa bay vào không gian liên hành tinh đều bay theo hướng Đông để tận dụng lực quay của Trái đất để có tốc độ tăng thêm. Hay nói cách khác, cảng vũ trụ càng xa xích đạo thì tốc độ tăng thêm càng nhỏ lại. Nếu phóng tàu vũ trụ từ cực Trái đất, thì phần thêm có thể coi như "về 0".

Như vậy, về mặt địa lý, miền nam Việt Nam đã đáp ứng được điều này khi ở khá gần xích đạo. Về đặc điểm này, Việt Nam còn thuận lợi hơn Trung Quốc do ở gần xích đạo hơn.


Các cảng vũ trụ hiện có và đang lên kế hoạch xây dựng trên thế giới.

Bên cạnh đó, cảng vũ trụ cần điều kiện thời tiết tốt. Đối với ngành kỹ thuật vũ trụ, điều kiện tốt là bầu trời không mây và gió rất nhẹ. Khu vực rơi của các tầng đẩy tên lửa cũng có ảnh hưởng quan trọng, nên các sân bay vũ trụ được xây dựng trên bờ phía đông của những vùng biển lớn, hoặc trên những vùng sa mạc.

Chuyên gia lý giải rằng chiều cao của cảng vũ trụ cũng mang lại lợi ích trong các vụ phóng, bởi càng lên cao thì động cơ tên lửa hoạt động càng mạnh. Đó chính là lý do tại sao cảng vũ trụ tốt nhất thế giới có thể được xây dựng trên hoang mạc vùng núi cao ở Tây Tạng, nơi có độ cao cách mực nước biển 5.000m để phóng tên lửa. Tuy nhiên, rất khó để đưa được tên lửa đến đó và rất khó để hoạt động. Một cảng như vậy là thuận tiện về mặt kỹ thuật, nhưng lại vô cùng bất tiện cho con người.

Như vậy, phương án xây dựng ở vùng biển lại tỏ ra hợp lí nhất và Việt Nam một lần nữa có lợi thế đặc biệt này do có đường bờ biển dài với thời tiết khá ổn định.

"Mỏ vàng" của tương lai

Singapore, Hong Kong, Saint-Petersburg, New York cách đây 500 năm từng là những nơi hoang vu, đầm lầy, "thiên đường của cướp biển"… Nhưng sự xuất hiện của cảng biển đã khiến các vùng này lột xác.

Cuộc chạy đua vào vũ trụ đã bắt đầu với những lợi ích tiềm tàng về thương mại, nguồn tài nguyên trong không gian, bao gồm những nguồn lợi nhuận mới, cơ hội mới, hy vọng mới, quyền lực mới và tầm ảnh hưởng thế giới mới. Các liên minh không gian mới, những siêu tập đoàn, hiệp đoàn chính trị và quốc tế trong ngành vũ trụ đang được thành lập. Là một quốc gia ở vị trí trọng yếu, Việt Nam nắm giữ cơ hội rất lớn cho ngành này.

Nhìn sang các "hàng xóm" của Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng cảng vũ trụ trên đảo Hải Nam. Tổng thống Indonesia cũng từng nói: "Vâng, tôi cần một cảng vũ trụ". Và ông đã gọi điện cho tỷ phú Mỹ Elon Musk: "Elon, hãy đến Indonesia và xây cho chúng tôi một cảng vũ trụ, ở đâu đó tại khu vực New Guinea!".

Nếu có thể sở hữu cảng vũ trụ, Việt Nam nắm giữ cơ hội rất lớn để trở thành một trong những nước dẫn đầu trong ngành. Các chuyên gia Nga cho biết, mặc dù Nga là một trong 3 cường quốc vũ trụ, nhưng tất cả các cảng vũ trụ của nước này đều nằm ở phía Bắc, cách quá xa đường xích đạo.

Trong tất cả các nước Đông Dương, Việt Nam là nước gần gũi và hiểu Nga nhất, thuận lợi nhất cho hợp tác giữa hai bên. Với những lợi thế về địa lí của Việt Nam và kinh nghiệm về vũ trụ của Nga, việc xây dựng một cảng vũ trụ ở Việt Nam là điều hoàn toàn khả thi.

Từ các ý kiến này, có thể nhận định rằng, Việt Nam, sẽ không nằm ngoài xu thế chính trong lĩnh vực hợp tác chinh phục vũ trụ.

Cập nhật: 22/12/2021 Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video