Hệ thống tạo mưa lớn nhất thế giới của Trung Quốc

Trung Quốc sử dụng các buồng đốt nhiên liệu để tạo ra hạt bạc iotua giúp hình thành mây và làm mưa rơi.

Trung Quốc đang phát triển hệ thống tạo mưa lớn nhất thế giới với diện tích 1,6 triệu km2, bằng ba lần kích thước của Tây Ban Nha, South China Morning Posthôm 27/3 đưa tin. Hệ thống gồm hàng chục nghìn buồng đốt nhiên liệu được lắp đặt trên cao nguyên Tây Tạng, có thể làm tăng lượng mưa trong khu vực lên tới 10 tỷ mét khối/năm, tương đương 7% tổng lượng nước tiêu thụ ở Trung Quốc.

Các buồng đốt nhiên liệu rắn được đặt trên đỉnh núi dốc, đón luồng gió mùa ẩm ướt từ Nam Á. Các nhà khoa học sử dụng chúng để tạo ra hạt bạc iotua, tác nhân tạo mây với cấu trúc tinh thể giống như đá. Gió mùa mang hơi ẩm sẽ kết hợp với hạt bạc iotua do buồng đốt tạo ra, hình thành nên đám mây để gây mưa và tuyết.


Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn trên cao nguyên Tây Tạng. (Ảnh: SCMP).

"Hiện tại, hơn 500 buồng đốt đã được triển khai trên đỉnh núi ở Tây Tạng, Tân Cương và một số khu vực khác để thử nghiệm. Dữ liệu thu thập được cho thấy kết quả rất khả quan", một nhà nghiên cứu của dự án chia sẻ.

Dự án hiện được phát triển bởi Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Các nhà khoa học đã thiết kế và chế tạo buồng đốt dựa trên công nghệ động cơ tên lửa tiên tiến, cho phép hệ thống có thể đốt hiệu quả nhiên liệu rắn trong môi trường thiếu oxy ở độ cao hơn 5.000m so với mực nước biển. Sau nhiều cải tiến thiết kế, buồng đốt có thể hoạt động ở môi trường gần chân không trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mà không cần bảo dưỡng.

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn không phải là ý tưởng mới, một số quốc gia như Mỹ từng thử nghiệm trên quy mô nhỏ, nhưng Trung Quốc là nước đầu tiên ứng dụng công nghệ trên quy mô lớn như vậy.

Chi phí phát triển hệ thống tạo mưa dưới mặt đất tương đối rẻ so với phương pháp tạo mưa bằng máy bay. Chi phí chế tạo và lắp đặt mỗi buồng đốt khoảng 8.000 USD, có thể thấp hơn nếu sản xuất hàng loạt. Trong khi đó, một máy bay tạo mưa có thể tiêu tốn hàng trăm nghìn USD và chỉ trên phạm vi nhỏ.

Tây Tạng được biết đến là khu vực dự trữ nước ngọt lớn nhất châu Á với các dòng sông băng khổng lồ và nguồn trữ nước ngọt trong lòng đất. Chúng là nguồn cung cấp nước chính cho những con sông lớn nhất châu lục như Hoàng Hà, Dương Tử, Salween và sông Brahmaputra.

Cập nhật: 03/04/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video