Hầu hết các hiện tượng ảo ảnh quang học chỉ có xu hướng xuất hiện ở con người, khác với các loài động vật là chúng chỉ nhìn thấy những hình ảnh thật từ thế giới bên ngoài. Tuy nhiên đây lại là một hiện tượng xuất hiện trên cả con người lẫn động vật. Một số loài động vật có thể nhìn thấy các màu sắc cụ thể, thậm chí chúng còn thấy nhiều màu sắc khác nhau hơn cả con người.
Bezold-Brucke Effect là một hiện tượng quang học đã xuất hiện từ khá lâu. Hiện tượng này định nghĩa cho việc chúng ta không thể thấy màu sắc đúng như thực tế, hoặc màu sắc đó không đơn giản như chúng ta nghĩ. Nếu bạn nhìn thấy một tia sáng bất kỳ, bạn sẽ nhận ra nó có một màu riêng biệt. Màu sắc của tia sáng này sẽ thay đổi hoặc xanh hoặc vàng phụ thuộc vào nguồn gốc của nó. (Sự thay đổi này phụ thuộc vào nguồn ánh sáng ban đầu. Ánh sáng có tần số cao sẽ là ánh sáng xanh, ngược lại với tần số thấp hơn ánh sáng sẽ chuyển sang màu vàng). Nếu ánh sáng bị mờ đi, màu sắc lại thay đổi thành màu đỏ hay màu xanh lá cây trên quang phổ.
Chính vì vậy, đôi khi mắt của chúng ta bị đánh lừa bằng nhiều cách, và bất ngờ là lúc đó chúng ta không thể nhìn thấy mọi thứ một cách chính xác. Có vẻ như hiện tượng này cũng xuất hiện ở nhiều loài động vật khác nhau. Bằng việc thử nghiệm cho những con ong bay đến nơi có ánh sáng, đồng thời thay đổi cường độ của các nguồn ánh sáng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loài ong cũng có thể nhận biết được hiện tượng Bezold-Brucke Effect. Đặc biệt không giống như con người, chúng có khả năng nhìn thấy ánh sáng cực tím.
Đó chính là một trong những cách thức mà loài ong có thể chọn ra được một số loài hoa nhất định. Mặc dù chúng có thể nhìn thấy nhiều màu sắc khác nhau hơn con người, nhưng cả hai đều có thể đang rơi vào trạng thái ảo giác. Thế giới bên ngoài mà loài ong nhìn thấy khác hẳn với thế giới con người. Tuy nhiên cả hai thế giới này lại có chung một nhược điểm, đấy chính là thỉnh thoảng, con người chúng ta bị giới hạn bởi tầm mắt hạn chế của mình. Và con người phải học cách chấp nhận nó như các loài động vật khác.