Hiện tượng "hai Mặt trời" lại xuất hiện ở Quảng Ngãi

Hiện tượng "hai Mặt trời" diễn ra từ 5h30 đến khoảng 6h30 sáng nay ở Quảng Ngãi. Hình ảnh rõ nét nhất xuất hiện vào khoảng 6h. Bên cạnh hình ảnh Mặt trời to, rõ nét thì có một quầng sáng mờ giống Mặt trời thứ 2.

Sáng nay (14/3), hiện tượng "hai Mặt trời" lại xuất hiện ở Quảng Ngãi và được người dân ghi lại. Theo đó, anh Lê Văn Tuấn, trú thành phố Quảng Ngãi đã ghi lại và đăng tải trên Facebook cá nhân về hiện tượng này.


Hình ảnh "hai Mặt trời" xuất hiện ở Quảng Ngãi sáng nay.

Anh Tuấn cho biết, hình ảnh này xuất hiện vào sáng nay 14/3. Anh ghi được hình ảnh khi đang đứng ở khu đô thị VSIP Quảng Ngãi. Hiện tượng "hai Mặt trời" diễn ra từ 5h30 đến khoảng 6h30 sáng nay. Hình ảnh rõ nét nhất xuất hiện vào khoảng 6h. Bên cạnh hình ảnh Mặt trời to, rõ nét thì có một quầng sáng mờ giống Mặt trời thứ 2. Quầng sáng này nhỏ và mờ hơn.

Mới đây, hiện tượng "hai mặt trời" cũng xuất hiện tại Hà Nội gây xôn xao cộng đồng mạng. Các chuyên gia khí tượng lý giải hiện tượng này xuất hiện do sự khúc xạ và tán xạ ánh sáng trong khí quyển. Điều này sẽ tạo ra ảo ảnh của mặt trời khi gặp điều kiện phù hợp. Chuyên gia cho biết, đây hoàn toàn là hiện tượng khoa học, xảy ra nhiều ở các vùng địa cực, nhưng hiếm xuất hiện ở những nơi khác.

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), hiện tượng này do trùng hợp ở quá trình tán xạ và phản xạ ánh sáng Mặt trời. Trong một số điều kiện phù hợp vào lúc trời nhiều mây, ánh sáng Mặt trời khi va chạm với các hạt nước và tinh thể băng thì phản xạ lại gần như hoàn toàn tạo thành ảnh của Mặt trời, giống như khi nó in bóng xuống một mặt hồ.

Hình ảnh phản chiếu này tiếp tục phản xạ một lần nữa khi gặp một lớp mây khác, chỉ có một phần bị tán xạ. Vì thế, lần phản xạ thứ hai này tạo thành một ảnh mà ở mặt đất có thể nhìn thấy được giống như một Mặt trời thứ hai.

Còn ông Vũ Thế Hoàng, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Hà Nội (HAS) cho rằng, khi nhìn hình ảnh khiến chúng ta cảm thấy giống như có hai Mặt trời. Tuy nhiên, trường hợp này khó có thể xảy ra. Hồ Tây có diện tích rất rộng, nếu có 2 mặt trời thật thì sẽ có rất nhiều góc ảnh được lan truyền, đằng này chỉ có một góc ảnh duy nhất.

Ông nhận định có 2 trường hợp xảy ra. Một là do thấu kính máy ảnh hoặc camera điện thoại của người chụp, họ chụp qua thấu kính bị khúc xạ dẫn đến 2 mặt trời. Thậm chí là dùng công nghệ photoshop để câu view. Trường hợp thứ 2 ít xảy ra hơn là do hiện tượng khúc xạ dưới mây. Một lớp mây khuếch đại, khúc xạ ánh sáng tản ra, tạo ra một mặt trời giống hệt ngay ở dưới.

Cập nhật: 14/03/2024 SKĐS
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video