Hiện tượng lạ ở hồ nước đẹp như phim cổ trang ở Trung Quốc: Ếch nơi đây không bao giờ kêu vì 3 nguyên nhân

Đến với hồ Đại Minh, bạn chắc chắn sẽ nghe được một câu nói truyền tai kỳ lạ, đó là "rắn không xuất hiện, ếch nhái không kêu".

Hồ Đại Minh ở Tế Nam (Trung Quốc) là địa điểm nổi tiếng với câu "Sen mùa hạ nở dưới mưa trong hồ Đại Minh" (tạm dịch). 


Nhìn từ xa, hồ Đại Minh như bức tranh thủy mặc.

Cảnh sắc nơi đây được tu bổ vô cùng công phu. Trên hồ chim bay cá nhảy, sen nở kín mặt nước. Đình đài lầu các tọa lạc cạnh hồ nước xanh. Nhìn từ xa, hồ Đại Minh như bức tranh thủy mặc điểm thêm màu xanh thiên nhiên tươi mát.

Hồ Đại Minh xinh đẹp 4 mùa. Xuân đến, gió ấm nhẹ thổi, mặt hồ nổi lên vài gợn sóng lăn tăn. Liễu mọc bên bờ rung rinh theo gió, buông thả cành lá chấm nước. Hè về, sen nở rực rỡ động lòng người. Đông sang, mặt hồ đóng băng như tấm gương bạc lấp lánh, nơi đây khoác lên mình bộ chiếc áo bông tuyết trắng mộng mơ.

Đến với hồ Đại Minh, bạn chắc chắn sẽ nghe được một câu nói truyền tai kỳ lạ, đó là "rắn không xuất hiện, ếch nhái không kêu". Người dân địa phương còn nói vui rằng ếch ở nơi đây "bị câm", không thể kêu như ếch ở những vùng khác. Điều này đã khiến du khách đến hồ Đại Minh vô cùng tò mò. Nhưng hãy yên tâm, khu vực thắng cảnh hồ có những vị "bô lão" sẵn sàng kể cho bạn nghe những câu chuyện xoay quanh câu nói nổi tiếng này.


Tượng ếch bằng đá bên hồ Đại Minh.

Không lẽ ếch ở hồ Đại Minh không thể kêu? Tại sao lại như vậy? Trên thực tế, có 3 giả thuyết giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này:

1. Sợ hãi trước thánh lệnh của vua chúa

Tương truyền, vào thời nhà Thanh, Càn Long đến thăm Tế Nam đã dừng chân nghỉ ngơi ở hồ Đại Minh. Vì có sự ghé thăm của "Chân long thiên tử" (Hoàng đế) nên "ếch nhái trong hồ đồng thanh kêu và rắn tụ tập bên hồ". Chúng xuất hiện với mục đích chứng kiến gương mặt của Hoàng đế. Đương nhiên cũng có thể là do Càn Long đến quấy rầy nơi sinh sống của loài ếch và rắn nên mới xảy ra hiện tượng này.


Nhiệt độ nơi đây 4 mùa đều ổn định.

Song, khi đó Càn Long đến đây để nghỉ ngơi, chứng kiến cảnh tượng này chắc hẳn đã khiến ông không khỏi khiếp đảm. Sau đó, Càn Long đã ban hành một thánh chỉ, đó là "Rắn về hang, ếch không kêu". Từ đó, người ta không còn nhìn thấy rắn trườn bò, không nghe thấy tiếng ếch nhái kêu ở hồ Đại Minh.

Tuy nhiên, đây chỉ là một truyền thuyết. Căn cứ vào góc độ khoa học thì việc động vật nghe lời theo chiếu chỉ của con người là chuyện hoang đường.

2. Môi trường không thích hợp

Hồ Đại Minh được tạo thành bởi các dòng suối chảy về nên nhiệt độ bốn mùa luôn ổn định.

Được biết, ếch kêu dữ dội nhất là khi vào mùa sinh sản. Điều kiện nhiệt độ của hồ không thích hợp cho ếch kêu gọi bạn tình cũng như đẻ trứng.

Một số lập luận còn cho rằng ếch sẽ rời khỏi hồ Đại Minh vào mùa ếch sinh sản, tìm một nơi thích hợp để sống và sinh nở.


Hồ Đại Minh xinh đẹp 4 mùa.

3. Thói quen không cho phép

Ngoài nguyên nhân về môi trường kể trên, một nguyên nhân khác là do tập tính sống của loài ếch.

Thông thường, ếch kêu đều chọn những vùng nước nông, bụi sậy. Tuy hồ Đại Minh cũng có bụi sậy nhưng vẫn là hồ nước sâu nên không thích hợp cho ếch kêu theo thói quen.

Ba giả thuyết trên đều chỉ là những lời đồn đoán được người dân truyền tai nhau về hiện tượng ếch ở hồ Đại Minh không bao giờ kêu và chưa có bằng chứng khoa học.

Cập nhật: 04/10/2024 Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video