"Hiệu ứng Trăng Tròn" là gì? Có phải trăng tròn sẽ "sai khiến" cá mập tấn công?

Có thể bạn chưa biết khi trăng tròn mọc, rất nhiều điều kỳ lạ đã xảy ra trên Trái đất: san hô đẻ trứng, các động vật phù du lặn sâu hơn, chim biển đậu gần bờ, sư tử cũng ít đi săn hơn... Nhiều hành vi trong số này gắn với ánh trăng, một số khác do ảnh hưởng của thủy triều, tuy nhiên vẫn chưa có giải thích rõ ràng.

Đặc biệt, dữ liệu thống kê về những cuộc tấn công của cá mập hơn 50 năm qua đã phát hiện ra: cá mập tấn công người nhiều hơn khi Mặt trăng tròn hơn. Nhà sinh thái học Steve Midway đến từ Đại học bang Louisiana giải thích rằng: "Vào ban đêm, cá mập có thể nhìn thấy nhiều ánh sáng hơn. Hầu hết các vụ cá mập tấn công xảy ra vào ban ngày. Mối quan hệ này có thể chỉ là sự ngẫu nhiên hoặc có thể là kết quả của một hiện tượng được gọi là "hiệu ứng trăng tròn".


Cá mập tấn công người nhiều hơn khi Mặt trăng tròn hơn

Cụ thể thì "hiệu ứng trăng tròn" là mối tương quan chưa được chứng minh giữa các giai đoạn của Mặt trăng và hoạt động của các loài động thực vật ở đây trên Trái đất. Điều này thoạt nghe có vẻ thần bí nhưng có một lý do chính đáng để giải thích cho việc có một sợi dây vô hình từ "hàng xóm" của Trái đất đang làm rối loạn cuộc sống trên hành tinh của chúng ta.

Một phân tích tổng hợp gần đây đã tìm thấy những bằng chứng thuyết phục việc thủy triều sinh ra từ lực hấp dẫn của Mặt Trăng, có thể thay đổi cách động vật và thực vật ngủ, di chuyển và phát triển. Tuy vậy, cách thức cụ thể bên trong những hiện tượng này vẫn còn là một bí ẩn.

Hầu hết các sinh vật biển đều bị ảnh hưởng bởi mặt trăng và cá mập cũng không ngoại lệ. Các hoạt động di chuyển cũng như kiếm ăn của chúng đã gắn liền với nhịp điệu mặt trăng trong quá khứ. Tuy nhiên, cá mập không phải động vật lớn duy nhất thay đổi hành vi của chúng dưới tác động của mặt trăng. Những người hay lướt ván ở biển - những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các cuộc tấn công của cá mập - cũng nhận thấy, điều kiện tốt nhất cho hoạt động lướt sóng chính là vào khoảng thời gian trăng tròn.

Điều đó cũng có thể ngụ ý rằng, những hoạt động của con người xunh quanh những ngày trăng tròn dẫn đến nhiều vụ tấn công bởi cá mập hơn. Nếu đúng như vậy, sẽ tốt hơn khi chúng ta biết được rằng sự hung hãn của cá mập được gây ra bởi cái gì.

"Mặc dù đây chưa phải là những bằng chứng thuyết phục về các vụ cá mập tấn công thường xảy ra vào những ngày trăng tròn, nhưng những kết quả này là đánh giá ở quy mô lớn đầu tiên về các các vụ cá mập tấn công liên quan đến chu kỳ mặt trăng, mở ra những hướng điều tra mới".

Cũng cần lưu ý thêm, mặc dù rất đáng sợ nhưng những vụ tấn công của cá mập cũng tương đối hiếm. Chúng cũng là loài động vật đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương với vai trò là những kẻ săn mồi đỉnh cao. Nhiều loài đang bị giảm số lượng hoặc có những thay đổi lớn trong môi trường sống buộc chúng phải di chuyển đến các khu vực đông đúc hơn về các sinh vật biển.

Theo điều tra, trong khi các vụ tấn công của cá mập ngày càng gia tăng do con người tiếp cận với biển ngày càng nhiều hơn, thì con người cũng đã cùng bơi với cá mập dưới biển mà ít xảy ra sự cố. Cá mập không nhắm con người làm mồi, điều này có thể được cho là do nhầm lẫn. Vẫn cần nhiều nghiên cứu thêm để tìm ra nguyên nhân của những gì đang xảy ra vì mọi tác động để làm giảm các tương tác có hại cần phải chắc chắn. Nếu chúng ta bơi theo nhóm dưới biển, hay tránh ra biển lúc bình minh và hoàng hôn có thể giảm nguy cơ gặp phải những "vị khách" hung hãn này.

Cập nhật: 18/01/2022 Theo VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video