Hình ảnh nội thất, toa tàu Kiha của Nhật Bản hơn 40 năm tuổi cho không Đường sắt Việt Nam

Việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất Chính phủ cho phép nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản được sản xuất từ năm 1979 - 1982, đã qua sử dụng do doanh nghiệp đường sắt Nhật Bản chuyển giao miễn phí với giá 0 đồng để cải tạo, khai thác đang được dư luận đặc biệt quan tâm.


Ngày 16/10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) kiến nghị Chính phủ cho phép nhập 37 toa xe cũ được Nhật Bản chuyển giao miễn phí. Theo lãnh đạo VNR, 37 toa xe loại Kiha 40 và Kiha 48 được Nhật Bản sản xuất giai đoạn 1979-1982 do Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) sử dụng, hiện đã ngừng khai thác.


Các toa xe có ghế mềm, điều hòa không khí với công suất 68-82 chỗ ngồi, 28-34 chỗ đứng, vận hành với tốc độ tối đa 95 km/h trên các tuyến đường sắt khổ 1.067 mm của Nhật Bản. Toa xe có thể vận hành độc lập hoặc dễ ghép nối thành đoàn tàu tùy theo nhu cầu sử dụng.


Được biết, sau khoảng 40 năm vận hành, cả hai loại toa xe không gặp vấn đề nghiêm trọng về an toàn và chất lượng. JR East sẽ chuyển giao miễn phí cho VNR các toa xe nếu có nhu cầu. Phía Việt Nam sẽ chịu chi phí liên quan đến nhập khẩu, cải tạo.


Do đó, VNR kiến nghị Thủ tướng cho phép được nhập và đăng kiểm toàn bộ toa xe nhập khẩu sau khi cải tạo, sửa chữa để vận dụng, khai thác trên đường sắt Việt Nam.


Loại Kiha 40 có thể được vận hành riêng lẻ, có thể kết nối với cả loại Kiha 40 & 48 (tương thích). Hai cửa mỗi bên để hành khách lên xuống (tổng số bốn cửa trong một toa).


Hành khách có thể đi lại qua khu vực kết nối giữa 2 toa xe.


Chỉ mất vài phút là có thể kết nối các bộ phận suplê (lớp phủ suplê, tấm phủ chỗ kết nối). Không gian cho tài xế có thể khóa lại nếu dùng làm lối đi cho hành khách.


Không gian mở dành cho hành khách lên xuống. Tổng không gian dành cho hành khách của Kiha 40 hẹp hơn một chút so với Kiha 48 vì có hai cabin trên một toa xe.


Hai loại đầu ra điều hòa không khí được đặt trên đầu mỗi khoảng trống giữa các ghế.


Cả hai loại có thể được sử dụng cho đoàn tàu nội đô. Loại ghế dọc thường dùng cho ghế ưu tiên.


Móc nối cơ khí, bộ nối điện và ống hãm có thể kết nối các xe tại đầu xe. Các bộ phận này cũng có thể dùng để nối với đầu máy.


Cửa số thấp hơn thường được nâng lên khi hành khách muốn hít thở không khí trong lành.


Quầy bar phục vụ khách trên tàu.


Không gian cho tài xế ở đầu xe có thể khóa lại nếu dùng làm lối đi cho hành khách. Có hai khoảng không gian cho tổ tàu. Một dành cho tài xế và một dành cho nhân viên.


Nội thất ghế gỗ khá đơn giản nhưng cũng rất đặc trưng của đường sắt.


Tàu có thiết kế cửa kính nhiều, rất thoáng, phù hợp khai thác tàu du lịch cho du khách ngắm cảnh.


Các thiết bị rửa tay và bệ xí theo kiểu Nhật được đặt tại một đầu xe. Két nước và két nước thải được đặt dưới gầm xe.


Hệ thống điều khiển đơn giản (dẫn động và hãm) có thể nhận bất cứ thành phần nào. Có thể vận hành đa dạng để phục vụ khách đi làm theo vé tháng, ngắm cảnh, đoàn tàu đặt chỗ trước.


Không cần phải hoán cải, loại trừ khác biệt về khổ đường giữa Nhật Bản và Việt Nam.


Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, nếu 37 toa tàu cũ Nhật Bản được đưa về nước chúng ta có thể đưa vào khai thác các tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Nha Trang – TP.HCM. Đà Nẵng – Quảng Bình để khai thác tàu du lịch...

Cập nhật: 20/10/2021 Theo VOV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video