Hình ảnh từ kính nhìn đêm ENVG-B mới của lính Mỹ

Nhờ Call of Duty Modern Warfare và tác phẩm điện ảnh đoạt giải Oscar, Zero Dark Thirty, tất cả mọi người khi nghĩ đến kính nhìn đêm của lính Mỹ đều nghĩ ngay tới khung cảnh tối đen như mực, tầm nhìn được cải thiện bằng một vùng sáng xanh lá. Nhưng điều đó sẽ nhanh chóng trở thành công nghệ cũ kỹ, với sự ra mắt của chiếc kính nhìn đêm mới, hiện tại đang được Lữ đoàn Kỵ binh số 89 đóng tại căn cứ quân sự Lewis - McChord thử nghiệm và diễn tập.


Hình ảnh nhìn từ kính ENVG-B.

Cặp kính này có tên là Enhanced Night Vision Goggle-Binocular, viết tắt là ENVG-B, và nó không chỉ giúp lính tráng nhìn tốt hơn trong mọi điều kiện thiếu sáng, mà còn có khả năng mô tả chính xác cử động của từng cá nhân họ nhìn thấy qua kính nhìn đêm. Thực tế thì, khả năng nhận diện chuyển động và cử động của những con người trên chiến trường khi hiển thị qua kính nhìn đêm loại cũ cũng là yếu điểm đáng nói tới nhất của những công nghệ nhìn đêm trước kia.


Cận cảnh kính nhìn đêm Enhanced Night Vision Goggle-Binocular.

Trong những chiếc kính xanh lè quen thuộc, người đeo nhìn thấy rõ ràng hơn nhờ vào khả năng biến đổi những hạt photon trong điều kiện thiếu sáng trở thành electron, và sau đó được khuếch đại khi đi qua một ống chân không, rồi được tăng sáng nhờ một màn hình phủ phosphor, tăng độ sáng cho hình ảnh. Sở dĩ những chiếc kính nhìn đêm truyền thống có sắc xanh lá, là vì những người thiết kế món trang bị này nghĩ rằng đó là màu sắc dễ chịu nhất khi đeo kính trong thời gian dài. Nhưng ở một khía cạnh khác thì hình ảnh hiển thị qua kính nhìn đêm rất nhiễu, và thiếu độ tương phản. Như đã nói ở trên, điều này dẫn tới thực tế là lính tráng rất khó quan sát xem điều gì đang xảy ra trên chiến trường.

Còn trong khi đó, ENVG-B nâng cấp ống phosphor xanh lá bằng phosphor trắng, tạo ra hình ảnh sáng hơn và độ tương phản tốt hơn. Nhìn những hình ảnh ở trên, trông cũng chẳng khác gì wallhack trong trò chơi điện tử, hoặc những bức ảnh phơi sáng lấy nguồn sáng vẽ hình mà anh em hay thấy. Những công nghệ hiện tại được tích hợp và kết hợp vào chiếc kính này, bao gồm cả khả năng hiển thị hình ảnh tầm nhiệt để nhìn xuyên qua khói bụi, có thể vận hành trong điều kiện không có ánh sáng bên ngoài. Tất cả kết hợp lại, tạo ra khả năng “vẽ outline” cho từng chủ thể chuyển động bên ngoài môi trường, ví dụ đồng đội. Thậm chí, ENVG-B còn có thể kết nối không dây với ống ngắm điện tử FWS-I (Family of Weapon Sight-Individual) trên những món vũ khí, để ngắm bắn mà không phải lộ diện khỏi chỗ ẩn nấp.


Với trọng lượng 0,9kg, ENVG-B không hẳn là nhẹ.

Một nhược điểm của những công nghệ kính nhìn đêm hiện giờ là khả năng hiển thị hình ảnh kênh đôi cho hai mắt. Não bộ của con người đánh giá và xử lý hình ảnh mà đôi mắt nhìn thấy tốt hơn nhiều với điều kiện theo dõi được đầy đủ chiều sâu của tầm nhìn. Nhưng với công nghệ nhìn đêm cũ, mức chi phí linh kiện điện tử quá cao, dẫn đến việc hợp lý nhất là trang bị kính nhìn 1 mắt cho những người lính. Nhưng trong khi đó, ENVG-B trang bị hệ thống “hai ống nhòm”, cho phép nhìn đủ hai kênh hình ảnh trong đêm, giúp mắt và não bộ xử lý thông tin tốt nhất có thể.

Ở mức trọng lượng 0/9 kg, ENVG-B không hẳn là nhẹ, vì nó vẫn cần hệ thống pin sạc cho phép vận hành liên tục 8 tiếng đồng hồ, nhưng nó nhẹ và nhỏ gọn hơn nhiều so với GPNVG-18 “bốn mắt” mà anh em đã từng thấy trong Modern Warfare, hoặc AN/PVS-14 trong Call of Duty 4. Còn bước tiếp theo của công nghệ quan sát dành cho lính Mỹ dĩ nhiên chính là HoloLens 2 phiên bản quân sự, được Microsoft và quân đội Mỹ phát triển với cái tên IVAS.

Cập nhật: 05/05/2021 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video