Các quan niệm về "con thỏ" và "chân thỏ" này thường xuất hiện trong nền văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong văn hóa Trung Quốc, từ "con thỏ" được coi là một biểu tượng của may mắn và sự giàu có. Trong khi đó, chân thỏ được coi là một biểu tượng của sự dài tuổi, sức khỏe và sự may mắn.
Ngoài may mắn và thịnh vượng, thỏ cũng là một biểu tượng đại diện cho khả năng sinh sôi, phát triển và mong ước về một cuộc sống mới ngập tràn hạnh phúc của loài người. Nhờ khả năng này mà thỏ được chọn là biểu tượng của ngày lễ Phục sinh tại phương Tây (Thỏ Phục sinh).
Cùng dạo một vòng từ phương Đông sang phương Tây để biết hình tượng con thỏ đại diện cho điều gì tại mỗi quốc gia khác nhau nhé.
Thỏ trong nền văn hóa các nướcTrung Quốc
Thỏ gắn liền với mặt trăng trong thần thoại phương Đông cổ đại (Thỏ Ngọc giã thuốc).
Thỏ là con vật thứ tư trong 12 con giáp ở Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những con giáp may mắn nhất. Thỏ gắn liền với trí tuệ, vẻ đẹp và lòng nhân từ. Thỏ cũng gắn liền với mặt trăng trong thần thoại phương Đông cổ đại (Thỏ Ngọc giã thuốc).
Người Trung Quốc xưa cũng coi thỏ là biểu trưng cho sức khỏe và tuổi thọ. Do đó mà nhiều bài thuốc dân gian có sử dụng các bộ phận của thỏ làm thành phần điều chế. Thỏ thường mang lại điềm lành trong văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả các nền văn minh khác ở châu Á.
Nhật Bản
Với người Nhật, thỏ đại diện cho tham vọng, hoài bão và sự cống hiến hết mình. Do cấu tạo hai chân trước nhỏ hơn, chúng có thể trèo lên đồi dễ hơn so với đi xuống đồi. Vì thế hình tượng con thỏ cũng được coi là sự tiến bộ, vươn lên của con người.
Nhật không phổ biến truyền thuyết thỏ giã thuốc thay vào đó là thỏ làm bánh mochi. Thỏ thường được trang trí trên kimono, quạt và các đồ trang dùng khác ở Nhật Bản vì có liên quan đến năm mới, mùa xuân, sự sinh sôi và nét duyên dáng, yêu kiều.
Thỏ thường được trang trí trên kimono, quạt và các đồ trang dùng khác ở Nhật Bản.
Đền thờ Higashi Tenno Okazaki là một đền thờ thần thỏ nổi tiếng ở Nhật. Các cặp vợ chồng mới cưới và sắp có con sẽ đến đền thờ và vuốt tượng chú thỏ để cầu may.
Tuy nhiên, không phải lúc nào thỏ cũng đẹp và thơ đến vậy, vẫn có một dị bản phổ biến tại Nhật kể rằng thỏ được coi như những bịp bợm, lừa gạt trong xã hội.
Hình tượng thỏ vừa lương thiện, vừa lường gạt tồn tại đồng thời trong xã hội nghe có vẻ khó tin, nhưng văn hóa châu Âu lại chấp nhận sự đối nghịch song song này.
Mỹ
Vật tổ là biểu tượng thiêng liêng trong một cộng đồng. Một trong chín vật tổ của người da đỏ (người Mỹ bản địa), là con thỏ. Người da đỏ vừa có thể coi thỏ là một kẻ bịp bợm, xảo quyệt, nhưng cũng có thể là kẻ dẫn đường, thậm chí ngang hàng với các vị thần.
Một số nơi ở Trung Mỹ coi đây là giống loài có phần “lăng nhăng”.
Nhiều bộ lạc phía Tây Nam cũng coi thỏ đại diện cho khả năng sinh sản, trù phú. Có lẽ do sự nhanh nhẹn, trực giác nhạy bén của thỏ mà người cổ đại còn gắn cho giống loài này nhiều tính từ tốt đẹp như: dũng cảm, nhanh trí, sáng tạo. Đẹp đẽ là vậy, nhưng một số nơi ở Trung Mỹ coi đây là giống loài có phần “lăng nhăng” (có lẽ do khả năng mắn đẻ), “bừa bãi” và liên quan đến tình trạng say xỉn.
Sự tương phản giữa các nền văn hóa hóa ra lại tạo ra thế cân bằng kỳ lạ. Một biểu tượng vừa có thể duyên dáng, dịu dàng nhưng cũng có thể dữ dội, táo bạo.
Châu Phi
Thần thoại châu Phi kể lại, mặc dù bản thân thỏ thì đại diện cho trí khôn, tình yêu thương, nhưng nhìn thấy thỏ băng qua đường lại là xui xẻo. Chân thỏ có thể được dùng làm bùa chú hộ thân.
Có một phiên bản dân gian cũng kể rằng thỏ có khả năng mang đến khả năng trường sinh bất tử cho loài người.
Tại sao thỏ liên quan đến mặt trăng?
Sau khi dạo quanh một số quốc gia, ta thấy đặc điểm chung là thỏ thường được liên kết với sự nhạy cảm, thông minh, dịu dàng, khả năng sinh sản, trực giác, khởi đầu mới, may mắn, sự nhanh nhẹn, và đặc biệt nhất là mặt trăng.
Nếu như những đặc tính như nhanh nhẹn, khả năng sinh sản, nhạy cảm đều có thể phần nào suy ra từ đặc tính sinh học của loài thỏ, thì tại sao lại có sự xuất hiện của mặt trăng ở đây?
Thỏ có thể giao phối tiếp ngay khi vừa mới sinh và tháng sau lại tiếp tục sinh con.
Các nhà nghiên cứu lý giải có thể là vì sự sinh nở của thỏ liên quan đến chu kỳ mặt trăng. Mặt trăng thay đổi liên tục trong suốt một tháng và biến mất trong một thời gian ngắn trong kỳ trăng non.
Thỏ là loài động vật có thời gian mang thai rất ngắn. Giai đoạn từ lúc giao phối, thụ thai cho đến khi sinh con đôi khi chỉ mất một tháng. Chúng có thể giao phối tiếp ngay khi vừa mới sinh và tháng sau lại tiếp tục sinh con. Hơn nữa, thỏ sinh con vào ban đêm, hoạt động sinh sản hằng tháng này cũng trùng với chu kỳ của mặt trăng. Vì vậy mà mối liên hệ giữa thỏ và mặt trăng bắt đầu từ đây.
Một cách giải thích khác mang tính ước lệ tượng trưng hơn là người cổ đại khi nhìn lên mặt trăng và thấy các mảng tối trông giống hình dạng của một con thỏ, từ đó họ gắn cho loài thỏ tính thiêng.