Hồ dương (Populus diversifolia) - Cây trồng đất mặn.

Trong hoang mạc Tây Bắc Trung Quốc có một loại cây cao to gọi là Hồ dương hoặc Hồ đồng. Khác với những cây dương thông thường, loài hồ dương có sức chống chịu mạnh mẽ đối với khô hạn, khí hậu thay đổi ác liệt và đất mặn. Trong sa mạc Tacramakan ở Tân Cương, nước ngầm có hàm lượng muối rất cao, nó vẫn sống xanh tươi rậm rạp.

(Ảnh: rmhb.com)

Bộ rễ hồ dương ăn sâu tới trên 10m, trong cây dự trữ rất nhiều nước đề phòng khô hạn. Tế bào của nó có chức năng đặc biệt là không bị muối làm tổn thương. Nồng độ dịch tế bào rất cao, có thể hút liên tục nước ngầm mặn và dinh dưỡng. Bẻ cành hồ dương, chỗ đứt khô đi để lại kiềm sinh vật, chất này có thể ăn, làm xà phòng hoặc thuốc da. Một cây hồ dương mỗi năm sản xuất được mấy chục cân kiềm sinh vật.

Hồ dương là một trong những cây cổ xưa, hơn 60 triệu năm trước đã có mặt trên trái đất. Đó là cây thân gỗ, rụng lá, cao 15-30m, cây non và cành non mọc lông mềm dày đặc, lá rất to có lông gai khi cây còn non, hình tuyến (dài). Khi cây già, lá bầu dục hoặc hình trứng nên người ta còn gọi là dương khác lá. Hoa tím đỏ dạng kim, quả sóc bầu dục dài. Hồ dương có thể mọc cây non từ rễ để mở rộng địa bàn của mình.

Hồ dương mọc nhanh, dá dùng làm thức ăn cho gia súc, gỗ chống ẩm, không mục, là vật liệu làm cầu rất tốt; cũng có thể làm giấy hoặc đóng đồ dùng gia đình. Hồ dương trồng để chắn cát, tạo cây xanh, bảo vệ đồng ruộng.


(Ảnh: chemsrv0)

H.T (Theo Thế giới thực vật)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video