Hồ ô nhiễm sủi bọt độc trắng xóa bốc cháy

Hồ Bellandur ở Bangalore, Ấn Độ, ô nhiễm đến mức sủi bọt độc trắng xóa như tuyết và đôi khi bốc cháy.

Hồ Bellandur ô nhiễm, sủi bọt độc trắng xóa


Với diện tích 36,4km2, hồ Bellandur là hồ lớn nhất và ô nhiễm nhất ở thành phố Bangalore. Mỗi khi trời mưa, chất thải hóa học chưa qua xử lý và rác thải đổ xuống hồ trong nhiều thập kỷ bị khuấy tung thành lớp bọt trắng xóa dày đặc. Lớp bọt này chứa nhiều dầu, mỡ và chất tẩy rửa, đôi khi nó bắt lửa khiến mặt hồ bốc cháy. (Ảnh: Debasish Ghosh).


Các cư dân địa phương đã quen thuộc với hiện tượng bất thường này. "Mỗi lần trời mưa và nước dâng cao, lớp bọt cũng tràn lên khiến việc đi đường trở nên nguy hiểm. Bọt nước cản trở tầm nhìn và cả khu vực bốc mùi hôi thối. Xe ôtô và xe đạp đi qua khu vực này cũng bị phủ đầy bọt", Visruth, người sống cách hồ 30m cho biết. (Ảnh: Debasish Ghosh).


Đối với Mohammed Attaulla Khan, người lớn lên bên hồ nước, cảnh mặt hồ bốc cháy vào tháng 5 rất đáng nhớ. "Không phải ngày nào hồ nước cũng bốc cháy. Nó khiến mọi người thức tỉnh và nhận ra chúng tôi đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng", Khan nói. (Ảnh: Debasish Ghosh).


T.V. Ramachandra, một trong những nhà khoa học môi trường hàng đầu trong thành phố, đã nộp báo cáo lên chính quyền địa phương vào tháng 6 sau sự kiện hồ bốc cháy. Báo cáo này lý giải sự hình thành bọt nước từ dòng chất thải chưa qua xử lý trong thời gian mưa lớn và gió to. Ramachandra cũng nhấn mạnh một điếu thuốc cháy dở ném xuống hồ có thể khiến bọt nước bốc cháy. (Ảnh: Debasish Ghosh).


Với dân số tăng gần gấp đôi lên 10 triệu người trong hai thập kỷ qua, giới chức địa phương không thể quản lý nạn ô nhiễm đi kèm theo sự tăng trưởng. "Những đối tượng gây ô nhiễm đang có lợi thế bởi cơ quan làm luật còn yếu kém và không đủ nguồn lực. Chúng tôi đã phải trả giá trong suốt 40 năm qua", Oddity Central dẫn lời Ramachandra. (Ảnh: Debasish Ghosh).


Bangalore từng được mệnh danh là "thành phố nghìn hồ" nhưng nay đã trở thành "vùng đất nghìn thùng rác". Hồ Bellandur chịu bất lợi lớn khi nằm ở cuối vùng hồ phía nam thành phố. Mỗi ngày, hồ tiếp nhận hơn 490 triệu lít nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để từ các hộ gia đình và khu công nghiệp trên toàn thành phố. Theo báo cáo, lớp bọt trên mặt hồ năm nay dày hơn và nặng mùi hơn so với các năm trước. (Ảnh: Debasish Ghosh).


Lớp bọt cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tiếp xúc với nó. Sau khi Ramachandra và các sinh viên thuộc Viện Khoa học Ấn Độ dành một buổi chiều để thu thập mẫu bọt, họ bị phát ban nặng. Cư dân địa phương sống gần hồ thường có triệu chứng đau đầu, chóng mặt và đau bụng, nhiều khả năng do nguồn nước ô nhiễm. (Ảnh: NDTV).

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video