Hố tử thần “trỗi dậy” ở Siberia đe dọa sự sống hành tinh

Biến đổi khí hậu khiến vùng đất Siberia lạnh giá đang ngày càng ấm lên, tạo ra hàng loạt hố tử thần khổng lồ đe dọa sự sống của nhân loại trên Trái đất.

Theo CNBC, hố tử thần xuất hiện ngày càng nhiều ở Siberia tiềm ẩn những hậu quả khôn lường, các nhà khoa học nhận định.

Vùng đất Siberia lạnh giá có phần bề mặt đóng băng vĩnh cửu. Hiện tượng Trái đất ấm lên khiến lớp băng vĩnh cửu này đang dần tan chảy, đe dọa sự sống của con người.


Hố tử thần xuất hiện ngày càng nhiều ở Siberia, Nga.

“Lần cuối chúng ta ghi nhận hiện tượng băng tan ở Siberia là cách đây 130.000 năm. Đó là hiện tượng tự nhiên do sự thay đổi quỹ đạo Trái đất”, Gideon Henderson, giáo sư khoa học Trái đất tại trường Đại học Oxford nói.

“Điều chưa từng có tiền lệ là tốc độ ấm lên của Trái đất. Cách Trái đất ấm lên cách đây 130.000 năm chỉ xảy ra trong hàng ngàn năm. Còn hiện tượng ấm lên ngày nay diễn ra nhanh đến chóng mặt, chỉ sau vài chục năm”, ông Henderson nói, nhấn mạnh rằng hố tử thần sẽ còn xuất hiện nhiều hơn nữa.

Tác động tiêu cực đầu tiên là Trái đất đã nóng sẽ càng nóng hơn trong tương lai. “Lớp băng tan để khí carbon thoát ra ngoài, đẩy nhanh quá trình ấm lên của Trái đất".

Ngoài carbon, khí metan cũng được giải phóng vào bầu khí quyển, gây ra nguy cơ nóng lên mạnh hơn tới 86 lần. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện chưa xác định được chính xác khối lượng khí metan thải vào khí quyển.


Hố tử thần càng khiến cho tình trạng nóng lên của Trái đất trầm trọng hơn.

Hiện tại, người dân sống ở phía bắc Siberia có thể cảm nhận môi trường sống ngày càng khắc nghiệt.

“Những người sống ở khu vực băng giá dựa vào mặt đất đóng băng để xây dựng cơ sở hạ tầng”, ông Henderson nói. “Một khi mặt đất tan chảy, các tuyến đường sắt sẽ sụp đổ, tuyến đường bị chia tách, tòa nhà thì chìm sâu xuống lòng đất…”.

Thảm họa sớm muộn cũng sẽ tác động các khu vực công nghiệp như khác thác dầu, mỏ khí gas.

Ở Nga, chính phủ và các công ty xuất khẩu nhiên liệu đang đặc biệt quan tâm đến các mối đe dọa này, Vladimir Romanovsky, giáo sư địa lý tại trường Đại học Alaska Fairbanks nói.

Cập nhật: 03/08/2017 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video