Học cách loài chim lợn để cải thiện thính giác của người

Theo The Daily Mail , các nhà khoa học ở Đại học Oldenburg, Đức, đã có phát hiện đáng kinh ngạc: Họ nhận thấy chim lợn không bị mất thính giác khi chúng già đi.

Thông thường thính giác kém đi trong quá trình lão hóa do cái chết các tế bào thụ cảm thính giác. Nhưng ở loài chim lợn, các tế bào này có khả năng phục hồi. Có thể chính nhờ phát hiện này của các nhà nghiên cứu mà chắc chắn sẽ có phương thuốc mới khắc phục tình trạng mất thính lực.


Trong quá trình lão hóa, thính giác của cú lợn không bị mất đi.

Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã đánh giá thính giác của 7 con chim lợn. 4 con chim non (dưới 2 tuổi), và 3 con chim đã già. Trong số đó có 2 con chim đã 13 tuổi và một con chim khác là 17 tuổi. Chim lợn được đặt trong một buồng âm thanh với loa tăng âm để tạo ra âm thanh ở tần số 0,5 - 12 kilohertz kéo dài 300 mili giây.

Các nhà nghiên cứu đã không nhận ra sự khác biệt về thính giác giữa chim non và chim già. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã 3 lần kiểm tra thính giác của một con chim lợn 23 tuổi trong suốt đời của nó. Các chuyên gia đã xác định rằng cùng với tuổi tác, thính giác của chim không xấu đi. Theo các nhà nghiên cứu, trong quá trình lão hóa, thính giác của các loài chim khác như chim sáo đá chẳng hạn, cũng không bị mất đi. Rõ ràng, bí quyết là ở quá trình tái tạo các tế bào thụ cảm thính giác trong ốc tai.

Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp tìm ra các phương thức cải thiện thính giác ở người cao tuổi.

Cập nhật: 04/10/2017 Theo motthegioi
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video