Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu đạt kết quả khiêm tốn

Vào phút chót của ngày họp bổ sung 11/12, hơn 190 phái đoàn tham dự hội nghị quốc tế Durban (Nam Phi) cuối cùng đã đồng ý về một một thỏa thuận mới mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Các đại biểu đã thông qua lộ trình để tiến tới một thỏa thuận giảm khí thải làm hâm nóng trái đất, sau 14 ngày họp và 2 đêm trắng để thương lượng.

Theo thỏa thuận đạt được, các nước công nghiệp sẽ phải tuân thủ Nghị định thư Kyoto năm 1997 thêm ít nhất là 5 năm nữa sau khi nghị định này hết hạn vào năm sau.

Thỏa thuận này bắt đầu có hiệu lực từ năm 2020. Đây là bước kế tiếp của nghị định thư Kyoto đã được thông qua vào năm 1997 và đã có hiệu lực từ năm 2005.


Hội nghị đã kéo dài hơn lịch trình đến 36 giờ.

Đây là một tín hiệu mạnh được đưa ra từ Durban để các quốc gia trên thế giới cam kết giới hạn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Từ nay đến năm 2015, 194 nước tham dự hội nghị sẽ phải đề ra những cơ sở pháp lý để áp dụng cho tất cả các quốc gia, cũng như đề ra những công cụ cho phép kiểm chứng việc thực hiện cam kết của mỗi nước.

Mục tiêu vẫn là giới hạn nhiệt độ trên trái đất không tăng thêm quá 2 độ C, mặc dù cho đến nay, đây chỉ là một tham vọng thuần túy lý thuyết bởi vì các nhà khoa học giải thích rằng thế giới mới chỉ giảm được 60 % lượng khí thải cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2020.

Trên thực tế, thỏa thuận đạt được sáng sớm hôm nay là một bản tuyên bố ý định nhưng có tầm mức khá quan trọng, do có sự tham gia của 5 nước, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga hay Nhật Bản, là những quốc gia thải đến 50 % CO2 gây hiệu ứng nhà kính và trước đó, 5 quốc gia này không muốn bị ràng buộc.

Nhưng tại hội nghị Durban thì mọi việc đã thay đổi.Những năm tới sẽ mang tính quyết định trong việc xác định tham vọng của mỗi quốc gia trong công cuộc chống biến đổi khí hậu.

Hội nghị về bến đổi khí hậu của LHQ ở Durban đã kết thúc với thỏa thuận về một gói các giải pháp mà chủ tịch hội nghị đánh giá là “cân bằng”.

Tuy vậy, theo quan điểm của các tổ chức bảo vệ môi trường, thành quả đạt được tại hội nghị Durban thấp hơn nhiều so với mong đợi.

Các cuộc đàm phán đã kéo dài thêm 36 giờ so với dự kiến. Nguyên nhân dẫn đến sự kéo dài thảo luận này là bất đồng giữa Ấn Độ và Liên minh châu Âu về các ngôn từ trong văn bản thỏa thuận về một “lộ trình” cắt giảm khí thải.

Ấn Độ không muốn nêu rõ là lộ trình này mang tính ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên, cuối cùng đại diện các nước cùng đồng ý rằng thỏa thuận này cần phải có “sức mạnh pháp lý”.

Lộ trình cắt giảm khí thải được đề xuất bởi Liên minh châu Âu, Liên minh các quốc đảo nhỏ và nhóm các nước kém phát triển nhất.

Theo Dân trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video