Hồi sinh loạt cổ vật hàng trăm năm tuổi tại Viên Minh Viên

Các nhà chức trách tại di tích Viên Minh Viên hôm 24/12 đã bắt tay vào phục hồi hàng chục cổ vật đổ nát bên trong Lâu đài phương Tây.

Khu nghỉ dưỡng hoàng gia Viên Minh Viên được coi là đỉnh cao của nghệ thuật làm vườn Trung Quốc. Di tích được xây dựng vào năm 1707 và không ngừng mở rộng trong một thế kỷ rưỡi tiếp theo, tạo nên một khu phức hợp rộng tới 350 ha bao gồm cung điện, đền thờ, vườn hoàng gia và sân chơi.


Một chiếc bát có lót nền tráng men được khai quật tại Viên Minh Viên. (Ảnh: ECNS).

Lâu đài phương Tây được xây dựng từ năm 1747 đến năm 1760 là một điểm nhấn của Viên Minh Viên nhờ diện mạo độc đáo. Nó bao gồm các tòa nhà mang phong cách Baroque của phương Tây kết hợp với kiến trúc truyền thống của Trung Quốc và được trang trí với các đồ vật và gạch tráng men trên mặt tiền.

Tuy nhiên, khi quân đồng minh Anh - Pháp xâm lược và cướp phá Viên Minh Viên vào năm 1860, khu nghỉ dưỡng hoàng gia này đã rơi vào cảnh hoang tàn trong nhiều thập kỷ. Lâu đài phương Tây là một trong số ít các khu vực vẫn còn lưu giữ tàn tích của các vòm, cột đá và đài phun nước trên mặt đất.

Trong một nỗ lực trùng tu các hạng mục đổ nát, các nhà khảo cổ học hôm 24/12 cho biết đang bắt tay vào phục hồi hàng chục đồ gốm sứ và gạch tráng men có niên đại từ thế kỷ 18 và 19 được khai quật bên trong Lâu đài phương Tây.

"Đằng sau mỗi di tích văn hóa bị phá vỡ và một mảnh ghép của lịch sử. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ và tái hiện đầy đủ vẻ đẹp huy hàng của Viên Minh Viên nhưng có thể nghiên cứu và phục hồi các di vật để lưu giữ cho thế hệ tương lai", Giám đốc bộ phận khảo cổ Chen Hui nhấn mạnh.


Một nhân viên phục chế sắp xếp các mảnh men vỡ để lắp ghép. (Ảnh: ECNS).

Chen cho biết hàng nghìn viên gạch tráng men vỡ đã được tìm thấy tại Viên Minh Viên trong các cuộc khai quật trước đây và hiện được cất giữ trong một nhà kho. Theo chuyên gia phục chế cổ vật Wang Mian, việc ghép các mảnh vỡ là một thách thức lớn bởi chúng chứa hoa văn rất phức tạp và có nhiều bộ phận bị mất tích từ lâu.

Trong giai đoạn đầu tiên, tổng cộng 24 di vật sẽ được phục chế bao gồm các đồ tráng men màu và một chiếc bát đã lót nền để tráng men có thiết kế rồng phượng từ thời vua Khang Hi. Năm 2020 là thời điểm quan trọng để hồi sinh Viên Minh Viên khi đánh dấu kỷ niệm 160 năm cung điện bị phá hủy, các nhà chức trách nhấn mạnh.

Cập nhật: 27/12/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video