Hơn 800 triệu cây rừng ở Mỹ "đột tử" vì "sát thủ hàng loạt" nhỏ bé

Chúng tuy bé nhỏ nhưng lại khiến một khu rừng rộng lớn ở Mỹ chết khô và có nguy cơ bùng cháy.

Tại bang Colorado (Mỹ), có một khu "rừng chết" đang đứng trước nguy cơ cháy rất cao mà con người không thể kiểm soát được. Các nhà nghiên cứu cho biết khu rừng có 834 triệu cây bị loại bọ tấn công khiến chúng chết khô.

Thủ phạm bé nhỏ gây ra các vụ chết cây hàng loạt

Chính quyền của Colorado cũng cho hay, 834 triệu cây bị chết sẽ bị đe dọa bởi các nguồn lửa tự nhiên và cả con người, đồng thời việc cung cấp nước chảy từ khu rừng cũng bị giảm đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống người dân địa phương.

Mỗi bảy năm, cứ 14 cây lớn ở Mỹ lại có 1 cây bị chết do bị loại bọ tấn công, ban quản lý rừng (State Forest Service) trên một báo cáo hằng năm cho hay.

Việc 834 triệu cây bị chết đồng loạt như ở bang Colorado thật bất thường là đáng lo ngại, người quản lý rừng Mike Lester cho hay: "Thật đáng báo động".


Những khu rừng chết. (Ảnh State Forest Service).

Sự bất thường này khiến cho chính quyền địa phương , các nhà chức trách phải chú ý tới. Không khó gì để nhận ra sự bất thường khi bạn đi qua những khu rừng chết khô héo này.

Thủ phạm gây ra "cái chết hàng loạt" của số lượng cây khổng lồ này lại là những loại bọ vô cùng bé nhỏ như bọ thông núi cánh cứng (mountain pine beetles) hay loại bọ trên cây vân sam (spruce beetles).

Chúng là những tác nhân chính gây ra nạn cháy rừng khi ăn vỏ cây làm cây mất đi nguồn chất dinh dưỡng làm cây chết khô. Từ Colorado tới tiểu bang Washington, các trận dịch bọ hàng năm đã giết chết 2,6 triệu héc ta rừng.


Cháy rừng gây hiệu ứng nhà kính. (Ảnh Internet).

Không chỉ khiến cây chết, chúng còn đe dọa loài gấu xám Bắc Mỹ vì loài gấu ăn những cây thông vỏ trắng để dự trữ thức ăn trước khi mùa đông bắt đầu.

Không chỉ ở Mỹ, ở Anh hay Columbia loài bọ này còn hoành hành làm cho 14 triệu héc ta rừng (gấp đôi diện tích Cộng hòa Ireland) hay 80% các loại thông ở Canada bị phá hủy.

Ở phía Bắc, Yukon loài bọ ăn vỏ cây chi Vân sam đã khiến 400.000 héc ta rừng bị hủy diệt đồng loạt, thế nhưng điều này vẫn chưa bằng ở nước láng giếng Alaska với trận dịch chưa từng thấy mà tác hại không thể đong đếm được.

Thật khó tin khi sinh vật bé nhỏ hoành hành 20 năm nay, tấn công hơn 13.000km2 rừng, tương đương 20% diện tích rừng đất liền bị phá hủy lại khiến chúng ta lo sợ đến như vậy. Chưa có biện pháp hiệu quả nào để có thể ngăn chặn chúng.

Sự phát triển mạnh mẽ của loài bọ này gần đây có sự "giúp đỡ vô tình" của chúng ta khi nhiệt độ Trái Đất càng ấm lên, cho phép loài bọ này có thể tồn tại và sinh trưởng ngay cả trong mùa Đông.

Nếu như trước kia, nhiệt độ mùa Ðông lạnh giá xuống còn âm 40 độ C khiến các ấu trùng bị chết thì nay nhiệt độ ấm lên khiến ấu trùng có thể tồn tại và sau đó phát triển mạnh vào mùa hè ấm áp.

Hậu quả cháy rừng: Thay vì hấp thụ, rừng lại là nguồn thải khí CO2 cực lớn

Rừng chết khiến cho nước không được giữ lại, hạn hán kéo dài làm cho việc trồng hay khôi phục khu rừng bị bọ tấn công mất rất nhiều thời gian và công sức.

Hệ quả đáng sợ khi các cây bị chết khô chính là nguy cơ cháy rừng đáng báo động, nhất là rừng thông, loài cây dễ bắt lửa. Thực tế, đã có nhiều khu rừng bị cháy và con người gần như bất lực vì phạm vi quá lớn.


Nguy cơ cháy rừng là rất lớn. (Ảnh Internet).

Một loạt các hậu quả như thiếu nước, hạn hán, xói mòn đất đá, làm tan băng, thay đổi các dòng chảy ngầm và giảm sự lưu giữ nước ở các lớp đất sâu...

Không những thế, cháy rừng còn khiến cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên, ví dụ ở vùng Bắc Cực và dưới Bắc Cực - ở Alaska, Siberi hay vùng cực Bắc của châu Âu và Yukon và những nơi khác của Canada.

Đây là những khu vực mà khí hậu đang thay đổi nhanh chóng nhất, nếu như nhiệt độ toàn cầu tăng 0.74 độ C trong thế kỷ 20 thì ở những khu vực này nhiệt độ tăng gần gấp đôi.

Năm 2007, Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu (đây là một hệ thống khoa học được Liên Hiệp Quốc bảo trợ) đã cho thấy nhiều kết quả nghiên cứu về sự quan hệ giữa vụ cháy rừng lớn với những điều kiện khí hậu ấm hơn, khô hơn.

Những vụ cháy rừng ngày càng tăng lên và mùa cháy cũng diễn ra sớm hơn, rừng chết đi làm chúng ta mất đi nguồn hấp thụ khí CO2 lớn, thay vào đó sự cháy lại biến các khu rừng thành các nguồn khí thải khí CO2 mạnh mẽ gây nên hiệu ứng nhà kính.

Cập nhật: 01/03/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video