Hướng dẫn quan sát mưa sao băng Leonids đêm 17/11

Giữa tháng 11, một hiện tượng thiên văn đáng chú ý với những người yêu thích quan sát sẽ diễn ra. Mưa sao băng Leonids - một mưa sao băng lớn có định kỳ hàng năm - sẽ có cực điểm vào rạng sáng 17 và 18/11. Nếu thời tiết thuận lợi, Leonids năm nay sẽ là một hiện tượng rất đáng để quan sát trong mùa đông này.

Cách quan sát mưa sao băng Leonids

Mưa sao băng Leonids là tàn dư để lại trên quĩ đạo Trái Đất của sao chổi 55P Tempel-Tuttle. Khi sao chổi này đi qua quĩ đạo Trái Đất, nó để lại nhiều mảnh vụn bị xé ra bởi hấp dẫn từ hành tinh chúng ta. Hàng năm khi Trái Đất đi qua khu vực của đám tàn dư này, những mảnh vịn với kích thước của những viên đá đó lao qua khí quyển và cháy sáng tạo thành các sao bằng của Leonids. Cái tên Leonids là xuất phát từ việc vùng trung tâm tập trung hầu hết các sao băng của hiện tượng này là phần đầu của chòm sao Leo (Sư tử).


Video time-lapse về mưa sao băng Leonids vào năm 2012.

Trong quá khứ, Leonids là một mưa sao băng lớn và đã từng có lần có số lượng sao băng cao bất thường - hàng nghìn sao băng mỗi giờ, được những người quan sát gọi là "bão sao băng" hay còn được ví von là tiếng gầm của con sư tử. Dù vậy, năm nay sẽ không có "bão", sư tử cũng không "gầm" và số lượng sao băng cũng giảm đi so với trước đây. Năm nay vào lúc cực điểm Leonids sẽ chỉ có thể cho bạn nhìn thấy khoảng 20 sao băng mỗi giờ. Dù vậy, nó vấn được đánh giá là một mưa sao băng đáng chú ý bởi các sao băng của nó thường dài và sáng.


Hình vẽ mô tả bão sao băng Leonids năm 1833.

Quan sát như thế nào?

Điểm thuận lợi của Leonids năm nay là bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh Trăng do Mặt Trăng đã lặn từ sớm. Thời điểm lý tưởng nhất để bạn quan sát sẽ là rạng sáng ngày 17 và 18 tháng này, nhất là sau hai giờ sáng vì khi đó chòm sao Leo đã ở khá cao trên bầu trời.

Hãy tìm chòm sao này ở bầu trời phía Đông, bạn có thể nhận ra nó bởi các ngôi sao sáng và hình dạng khá đặc trưng như hình ảnh dưới đây. Điều thú vị nữa là bạn sẽ có thể quan sát Sao Mộc - hành tinh lớn nhất của Hệ Mặt Trời - rất sáng ngay gần Leo, và muộn hơn chút nữa (sau 3 giờ sáng) thì Sao Hoả và Sao Kim cũng sẽ ở rất gần đó.

Bạn không cần bất cứ thiết bị gì để quan sát mưa sao băng vì mắt thường là cách quan sát tốt nhất (tất nhiên, một chiếc kính thiên văn cá nhân sẽ giúp ích cho việc quan sát các hành tinh, nhất là Sao Mộc). Dù vậy, hãy lưu ý rằng bạn cần chọn địa điểm có góc nhìn rộng, không có hoặc rất ít ánh sáng từ các bóng đèn và tất nhiên cũng đừng quên bảo đảm sức khoẻ và an ninh cho bản thân (thường thì ban công hay nóc nhà của bạn có thể là những nơi khá lý tưởng). Một điểm nữa rất cần lưu ý là thời tiết, nếu trời nhiều mây hoặc có mưa bạn sẽ không có cơ hội quan sát hiện tượng này.

Nếu thời tiết thuận lợi và có một góc nhìn tốt, hãy mang theo áo ấm, một chiếc ghế dài và sẵn sàng cho một đêm quan sát thú vị!

Cập nhật: 18/11/2024 Theo Trí Thức Trẻ/Hội thiên văn học trẻ Việt Nam -
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video