"Huy chương vàng Olympic" dành cho động thực vật

Trong thời điểm Olympic London 2012 đang sôi động ở các môn như chạy, nhảy và đấm bốc,… thì IUCN công bố các loài động thực vật cũng có những khả năng kinh ngạc nêu trên, xứng đáng đoạt HCV.

IUCN là tổ chức Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế.


Kỷ lục nhảy cao giới động vật thuộc về loài ve sầu nhảy Philaenus spumarius, sống phổ biến ở nước Anh. Loài này nhảy cao đến 70cm - gấp 115 chiều dài cơ thể của nó, nếu tỉ lệ này quy ra tương đương thì con người phải nhảy cao đến 200m - mốc khả thi so với con người - (Ảnh: Alamy)


Nhìn hình ảnh của loài cá buồm Đại Tây Dương Istiophorus albicans giúp chúng ta liên tưởng đến các VĐV thi môn đua thuyền buồm. Bởi loài cá này có vây lưng lớn xếp dọc theo chiều dài cơ thể và khi mở rộng thì trông giống như cánh buồm - (Ảnh: Doug Perrine/Alamy)


Khi trái của loài cây Impatiens glandulifera (thường được tìm thấy tại dãy núi Himalaya) chín mùi thì chúng nổ tung và bắn các hạt giống đi xa. Mỗi một cây có thể sản xuất 2.500 hạt và kỹ thuật bắn hạt của cây này - tương tự môn bắn súng - giúp chúng có phát tán và sinh tồn tại một khu vực mới - (Ảnh: Mallinckrodt/Alamy)


Báo săn Acinonyx jubatus được mệnh danh là động vật có vú trên cạn chạy nhay nhất thế giới với tốc độ 113km/giờ, trong khi “tia chớp” người Jamaica Usain Bolt - VĐV giữ kỷ lục chạy nước rút nhanh nhất thế giới cũng chỉ đạt tốc độ 44,6km/giờ - (Ảnh: Chris Johns/NGC/Getty Images)


Trong mùa giao phối khi xuân đến, một cặp thỏ châu Âu Lepus europaeus thường “đấm bốc” (boxing) với nhau để lựa chọn bạn tình. Cụ thể, con đực - con cái đứng trên hai chân sau và đánh nhau bằng hai chân trước, những con đực nào thể hiện được sự mạnh mẽ mới có cơ hội được con cái chọn “kết đôi” - (Ảnh: Duncan Usher/Corbis)


Loài vượn tay trắng Hylobates agilis (sống ở các khu rừng Đông Nam Á) có những động tác nhảy và chuyền cành uyển chuyển y hệt như các VĐV thi môn thể dục dụng cụ - (Ảnh: Corbis)


Khả năng kinh ngạc của giới động vật còn được tìm thấy ở loài nhạn Bắc cực Sterna paradisaea - loài chim “marathon” thực hiện cuộc di cư từ nơi sinh sản Bắc cực trong mùa hè tới trú đông ở Nam cực với quãng đường dài gần 80.000km/năm - (Ảnh: MichaelS Quinton/MGC/Getty)

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video