IBM lại tiếp tục qua mặt các đối thủ sừng sỏ để chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu danh sách Top 500 siêu máy tính 2006.
Số lượng các siêu máy tính do IBM sản xuất chiếm tới 47,8% trong danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới của được công bố tại Hội nghị Supercomputing 2006. Hewlett-Packard (HP) chiếm được 31,2% “thị phần”.
Mặc dù hiện nay các siêu máy tính vẫn chưa sử dụng năng lượng một cách hiệu quả cho lắm nhưng các chuyên gia nghiên cứu đã quyết định đưa thêm tiêu chí này để đánh giá và xếp hạng các siêu máy tính trong tương lai, bởi trong những năm gầy đây chi phí cho năng lượng và quản lý các hệ thống siêu máy tính đã vượt qua chi phí đầu tư vào phần cứng.
“Chúng tôi sẽ xét đến tiêu chí tốc độ tính bằng teraflops trên mỗi watt năng lượng được tiêu thụ,” Erich Strohmaier – chuyên gia của Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Lawrence Berkeley đồng thời cũng là người tham gia vào việc soạn thoải danh sách Top 500 siêu máy tính – cho biết. Tuy nhiên, trong năm tới các siêu máy tính sẽ vẫn được xếp hạng dựa trên khả năng tính toán.
Sự biến chuyển trong bảng danh sách Top 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới sẽ thể hiện rất rõ nếu phân loại các siêu máy tính theo chủng loại chip vi xử lý. AMD với dòng chip vi xử lý Opteron đã giành được không ít thị phần từ tay Intel. Số lượng các siêu máy tính sử dụng chip vi xử lý AMD đã tăng gấp đôi lên tới 22,6% trong năm nay. Trong khi đó thị phần của Intel đã giảm xuống 52,2% - con số của năm ngoái là 66,6%. IBM rớt xuống vị trí số 3 với 14,6% - con số của năm trước là 18,6%.
Top 5 siêu máy tính mạnh nhất thế giới |
1, IBM BlueGene/L đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) |
Tốc độ siêu máy tính còn tăng nhanh hơn cả định luật Moore. Định luật Moore cho rằng cứ sau 18 tháng tốc độ chip vi xử lý sẽ tăng lên gấp đôi nhưng tốc độ xử lý của siêu máy tính đã tăng lên gấp hai lần có sau 14 tháng.
Mỹ vẫn là quốc gia sở hữu nhiều siêu máy tính mạnh nhất thế giới - với 306 siêu máy tính. Châu Âu đứng thứ 2 với 95 chiếc, tiếp theo là Châu Á với 79 chiếc.
Hoàng Dũng