Iran lần đầu tiên phóng thành công cùng lúc 3 vệ tinh lên vũ trụ

Vệ tinh lớn nhất có tên gọi Mahda được phóng đi nhằm kiểm tra độ chính xác của tên lửa Simorgh; trong khi đó, hai vệ tinh nhỏ hơn có nhiệm vụ kiểm tra kết nối băng thông hẹp và công nghệ định vị.


Tên lửa đẩy 2 tầng Simorgh mang theo 3 vệ tinh rời bệ phóng tại địa điểm không xác định ở Iran ngày 28/1/2024. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Truyền thông nhà nước Iran đưa tin, ngày 28/1, nước này đã lần đầu tiên phóng thành công cùng lúc 3 vệ tinh, sử dụng tên lửa đẩy 2 tầng Simorgh (Phoenix) do Bộ Quốc phòng phát triển.

Cụ thể, một vệ tinh nặng 32kg cùng 2 vệ tinh nhỏ, mỗi vệ tinh có trọng lượng dưới 10kg đã được phóng lên quỹ đạo tối thiểu 450km so với mặt đất.

Vệ tinh lớn nhất có tên gọi Mahda do Cơ quan Vũ trụ Iran phát triển, được phóng đi nhằm kiểm tra độ chính xác của tên lửa Simorgh trong việc phóng cùng lúc nhiều thiết bị.

Trong khi đó, hai vệ tinh nhỏ hơn có nhiệm vụ kiểm tra kết nối băng thông hẹp và công nghệ định vị.

Tháng trước, Iran đã phóng vệ tinh Soraya lên quỹ đạo, sử dụng tên lửa do lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo phát triển.

Trước những quan ngại của các nước phương Tây rằng công nghệ phát triển thiết bị phóng của Iran có thể được sử dụng để phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa, ngày 27/1, Tehran tái khẳng định nước này có quyền hợp pháp về phát triển công nghệ vũ trụ vì mục đích hòa bình.

Cập nhật: 29/01/2024 TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video