ISS tăng quỹ đạo để đón tàu tiếp tế

Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) vào hôm (29/2) đã được Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga điều chỉnh tăng quỹ đạo lên thêm 2,1km nhằm tạo thuận lợi cho việc đón tàu tiếp tế sắp tới, theo RIA Novosti.

Theo đó, ISS được đẩy lên vị trí mới nhờ vào lực đẩy của mô-đun Zvezda của Nga trên ISS.

Quỹ đạo ISS tăng lên thêm 1,2m mỗi giây. Độ cao cuối cùng lên thêm tổng cộng là 2,1km và hiện quỹ đạo của trạm vũ trụ cách trái đất đạt đến độ cao 391,3km, một nữ phát ngôn viên của ISS cho biết.


Hiện trên ISS có sáu phi hành gia làm việc - (Ảnh: Reuters)

Việc tăng quỹ đạo cho ISS được thực hiện thường xuyên nhằm giúp trạm vũ trụ trị giá 100 tỉ USD này bù vào sự mất độ cao do lực hấp dẫn của trái đất, cũng như giúp cho ISS thuận lợi trong việc kết nối với các tàu vũ trụ.

Ngoài động cơ đẩy của mô-đun Zvezda thì việc giúp ISS lên cao hơn còn có thể nhờ vào các con tàu vận tải Progress của Nga.

Được biết, lần điều chỉnh độ cao này nhằm giúp ISS chuẩn bị đón tàu tiếp tế không người lái Progress M-15M, sẽ được phóng vào vũ trụ ngày 20/4 tới từ Sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.

Trước tàu Progress M-15M, vào ngày 26/1 qua, Nga cũng đã phóng tàu vận tải Progress M-14M mang theo hơn 2,6 tấn hàng hóa đến cung cấp cho các phi hành gia đang làm việc trên trạm.

Hiện trên ISS đang có mặt 6 phi hành gia thuộc đoàn bay quốc tế ISS thứ 30 với chỉ huy trưởng là nhà du hành người Mỹ 50 tuổi Dan Burbank.

Các phi hành gia còn lại gồm: Donald Pettit (Mỹ), Oleg Kononenko, Anton Shkaplerov, Anatoly Ivanishin (cùng của Nga) và Andre Kuipers (Hà Lan).

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video