'Kẻ ăn thịt lớn nhất' viết lại lịch sử khủng long

Kỷ nguyên khủng long đã kết thúc hàng triệu năm, nhưng các nhà khảo cổ vẫn nỗ lực để nắm bắt sự đa dạng to lớn của chúng. Báo cáo công bố tháng trước chính thức công nhận Spinosaurus là loài khủng long ăn thịt lớn nhất mà khoa học biết đến.

Loài dã thú 2 chân này thực tế đã lộ diện trên hoá thạch từ năm 1915 trong mô tả mẫu vật của nhà khảo cổ học người Đức Ernst Stromer. Ông miêu tả con theropod đó (được xác định là thú ăn thịt hai chân) lớn hơn khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex, nhưng những chiếc xương đầu tiên của Spinosaurus đã bị quân đồng minh đánh bom phá huỷ năm 1944. Vì thế, khủng long bạo chúa vẫn là chúa tể về kích cỡ trong thế giới các loài dã thú ăn thịt trên đất liền.

Ngôi vị này sau đó được nhường cho khủng long Giganotosaurus 11 năm trước.

Giờ đây Cristiano Dal Sasso từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên Civil ở Milan cho biết Giganotosaurus đã bị phế truất dựa vào những phỏng đoán trên chiếc sọ mới của Spinosaurus.

Tyrannosaurus rex (Khủng long bạo chúa)
Dài:
12-15 mét
Nặng: 6 tấn
Đặc điểm: răng dài tới 33 cm
Sống: 65 triệu năm trước
Nơi ở: Bắc Mỹ
Giganotosaurus
Dài: 14 mét
Nặng: 8 tấn
Đặc điểm: Răng cưa dài 20 cm
Sống: 95 triệu năm trước
Nơi: Argentina
Spinosaurus
Dài: 16,7 mét
Nặng: 8 tấn
Đặc điểm: Hàm dài, giống cá sấu
Sống: 100 triệu năm trước
Nơi: Argentina, Ma rốc, Tunisia, Algeria

T. An

Theo VnExpress/LiveScience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video