Kế hoạch táo bạo biến tiểu hành tinh thành trạm vũ trụ không gian

Ý tưởng cơ bản về việc biến một tiểu hành tinh thành môi trường sống trong không gian có thể sớm trở thành sự thật?

Trong các bộ phim viễn tưởng, việc xây dựng căn cứ trên những thiên thạch, hay thậm chí là trạm vũ trụ lưu động, đã luôn là ý tưởng thu hút sự quan tâm của người xem.


Tiểu hành tinh Atira. (Ảnh: Getty).

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, khái niệm này không chỉ còn là ý tưởng, mà có thể sớm trở thành sự thật.

Mới đây, tiến sĩ David W. Jensen, cựu kỹ thuật đã nghỉ hưu tại Rockwell Collins - tập đoàn đa quốc gia về cung cấp dịch vụ hàng không, đã công bố một tài liệu dài 65 trang liên quan tới chủ đề nêu trên.

Trong tài liệu này, tiến sĩ Jensen, đã trình bày chi tiết một kế hoạch dễ hiểu, tương đối khả thi, để biến một tiểu hành tinh thành môi trường sống trong không gian.

Theo tiến sĩ Jensen, việc đầu tiên là lựa chọn tiểu hành tinh nào sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá nhất. Trong đó, những yếu tố như cấu tạo của tiểu hành tinh, khoảng cách so với Trái đất, kích thước tổng thể... đều là những điều cần phải cân nhắc.

Sau một quá trình nghiên cứu chuyên sâu, tiến sĩ Jensen đã chọn Atira làm đề tài nghiên cứu. Đây là một tiểu hành tinh loại S, có đường kính khoảng 4,8km, và thậm chí có cả Mặt trăng riêng xoay quanh nó.


Ý tưởng về một trạm vũ trụ không gian. (Ảnh: ETF).

Mặc dù không phải là tiểu hành tinh ở gần nhất, nhưng với điểm tiếp cận ở khoảng cách 80 lần so với Mặt trăng, nó nằm trong quỹ đạo ổn định, gọi là "vùng Goldilocks" của Hệ Mặt Trời.

Tại đây, nhiệt độ bên trong và trên bề mặt của hành tinh tương đối ổn định, cho phép chúng ta tạo ra một môi trường sống mà không lo bị biến đổi quá nhiều.

Một trong những yếu tố quan trọng khác là trọng lực của tiểu hành tinh. Theo tiến sĩ Jensen, điều kiện trọng lực thấp trên Atira có thể tạo ra những tác động bất lợi trong môi trường sống nếu kéo dài.

Do đó, cần tạo ra trọng lực nhân tạo trên tiểu hành tinh. Yếu tố này có thể được quyết định bởi lực hướng tâm, vốn sinh ra khi tiểu hành tinh tự quay xung quanh nó.

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng, là nhân lực. Rõ ràng, mọi nỗ lực sẽ là bất thành nếu như chúng ta không thể đưa được con người và sự sống lên tiểu hành tinh này để đi những bước đầu tiên.

Tuy nhiên, câu trả lời của tiến sĩ Jensen sẽ khiến chúng ta phải bất ngờ, khi ông cho rằng robot tự nhân bản có thể là giải pháp cho tất cả.


Con người sẽ sớm bước ra không gian và đạt những thành tựu đáng kinh ngạc. (Ảnh: Shutterstock).

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gửi các thành phần kỹ thuật tiên tiến nhất từ Trái đất và sử dụng vật liệu trên chính tiểu hành tinh để chế tạo mọi thứ khác, từ máy nghiền đá đến các tấm pin mặt trời.

tiến sĩ Jensen cho rằng công nghệ hiện này hoàn toàn có thể "đóng gói" một viên nang trên tàu vũ trụ, bên trong chứa cỡ 4 robot dạng nhện.

Viên nang này sẽ đóng vai trò như những hạt giống. Trong khi robot nêu trên sẽ là những nhân lực đầu tiên đặt chân lên tiểu hành tinh. Sau đó, chúng sẽ xây dựng trạm cơ sở, cũng như chế tạo thêm khoảng 3.000 robot tương tự.

Kết quả từ toàn bộ quá trình sẽ là một môi trường sống trong không gian đón chờ con người, cung cấp 1 tỷ mét vuông đất chưa từng tồn tại trước đây.

Điều đáng nói là mức độ khả thi của kế hoạch. Theo thống kê chi tiết của tiến sĩ Jensen, chương trình sẽ chỉ tiêu tốn khoảng 4,1 tỷ USD. Con số này ít hơn nhiều so với 93 tỷ USD mà NASA từng chi cho chương trình Apollo.

Nếu như mọi thứ diễn ra thuận lợi, tiến sĩ Jensen ước tính rằng toàn bộ dự án trên có thể được thực hiện trong khoảng 12 năm.

Cập nhật: 11/08/2023 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video