Kem đánh răng có fluor: Lợi và hại

Không thể phủ nhận lợi ích của kem đánh răng có chứa fluor. Tuy nhiên, lạm dụng chúng có thể gây hại, đặc biệt ở những địa phương bị ô nhiễm fluor trong nước.

Lợi hại của fluor trong phòng trị sâu răng

Được xem là một trong top 10 những thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20 - fluor được biết nhiều đến nhất trong mặt hàng vô cùng gần gũi đó là kem đánh răng.


Kem đánh răng có fluor không phải cứ dùng nhiều là tốt.

Con dao hai lưỡi

Theo các tài liệu khoa học, fluor có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp ngăn ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy, kích thích các tế bào xương làm tăng khối lượng xương dùng trong điều trị bệnh loãng xương.

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, thành phần chủ yếu của men răng là apatit, fluor có thể ngấm vào men răng và tạo thành fluoroapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi acid, từ đó tránh bị sâu răng. Tất cả những tác dụng trên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết, bất cứ chất gì cũng có mặt lợi và hại. Chúng chỉ thực sự hữu ích khi được dùng đúng tiêu chuẩn cho phép.

PGS Hòe cho biết, theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, hàm lượng fluor từ 0,5 - 1mg/l là an toàn, nếu hàm lượng này được sử dụng trên mức quy định thì sẽ dẫn đến hội chứng giòn, gãy xương.

Điều này đã được minh chứng rõ tại vùng Phú Yên, Khánh Hòa - những vùng đất có nguồn nước nhiễm fluor được mệnh danh là “vùng đất không có nụ cười”. Là nhà khoa học từng có đề tài nghiên cứu về ô nhiễm fluor trong nước tại những vùng này, PGS Hòe cảnh báo: Những vùng có ô nhiễm fluor thì việc dùng kem đánh răng có chứa fluor chẳng khác nào trát thêm chất độc vào răng.

Hướng dẫn cách chọn kem đánh răng

Thành phần cơ bản của kem đánh răng: hàm lượng fluor dưới 1500ppm, tiếp đến là chất mài mòn, chất hoạt động bề mặt, chất sát trùng tinh dầu nhẹ, tinh dầu thơm, chất mài mòn... và fluor với nhiều loại NaF, MFP, MmnF…

Theo khuyến cáo của các bác sĩ Nha khoa, người lớn nên dùng kem đánh răng có hàm lượng Fluor từ 1000-1500ppm. Trẻ em chọn kem đánh răng có hàm lượng fluor từ 200-450ppm:

  •  Kem đánh răng phổ biến: Là loại kem có chứa fluor loại MFP, có thể trong một tuýp có 1-2 loại nếu tổng hàm lượng không vượt quá mức cho phép.
  •  Thuốc đánh răng: Là dạng kem đánh răng đặc trị sâu răng, nha chu, chống hôi miệng… cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng có thể dẫn đến ngộ độc fluor mạn tính ở trẻ em.
  •  Các loại kem đánh răng: Kem dạng trong dùng chất silica, kem bột dẻo có chất ma sát mài mòn (DCP). Cả hai đều đạt yêu cầu về vệ sinh răng miệng. Nên lưu ý, với những loại kem đánh răng quá hạn sử dụng thì hiệu quả tác dụng của fluor trong nó giảm từ 50-60%.

5 cách dùng kem đánh răng flour để không độc

  1. Không sử dụng kem đánh răng khi: Vùng đất nhiễm fluor, việc dùng kem đánh răng có fluor sẽ là thảm họa cho răng. Với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi không nên sử dụng kem có fluor, trừ trẻ có nguy cơ sâu răng cao và phải có sự giám sát của người lớn.
  2. Tránh nguy cơ thừa fluor: Với người lớn cũng chỉ cần một lớp nhỏ kem đánh răng có fluor, không nhất thiết phải dùng đầy cả bàn chải sẽ thừa fluor. Để tránh tình trạng dư thừa, có thể đánh răng mỗi ngày một lần với kem có fluor và một lần với nước muối.
  3. Trẻ dễ bị nhiễm độc fluor ở răng thường ở tuổi 1-4.
  4. Loại nào thích hợp với trẻ: Để phòng ngừa bệnh sâu răng, trẻ ở độ tuổi từ 3-6 vẫn nên dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng fluor thấp (200ppm-450ppm). Không nên cho trẻ dùng kem đánh răng của người lớn trong thời gian dài dẫn đến răng trẻ bị thừa, nhiễm fluor.
  5. Làm gì khi bị dư thừa fluor? Không có cách chữa trị dứt điểm những tác động xấu do dư thừa fluor, chỉ có phương pháp thẩm mỹ giúp làm che bớt những đốm trắng, nâu, đen loang lổ trên bề mặt của răng và những cách cải tạo sức khỏe răng miệng bằng hấp thụ thực phẩm tốt trong cuộc sống hàng ngày.
Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video