Rượu chứa chất methanol sẽ "hạ gục" người dùng như thế nào?

Uống rượu vốn đã có nguy cơ tàn phá sức khỏe cơ thể, nhưng uống rượu lậu, rượu không đảm bảo chất lượng thì thậm chí mối nguy hiểm còn cao gấp nhiều lần.

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp các vụ ngộ độc rượu xảy ra ở nhiều nơi. Những vụ ngộ độc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của rượu cồn đối với sức khỏe con người. Người ta chỉ biết methanol là chất gây nên ngộ độc, nhưng không hiểu rõ nguyên nhân, cơ chế. Và trên thực tế, những chai rượu lậu chính là nơi tích tụ methanol nguy hiểm nhất.

Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ. Ở mức độ phân tử, nó chỉ khác ethanol ở chỗ chứa ít hơn một nguyên tử carbon và hai nguyên tử hydro, dẫn tới cách xử lý khác nhau của thận đối với hai loại rượu.


Rượu chứa methanol phản ứng rất nhanh, phá hủy não và mắt của nạn nhân.

Quá trình chuyển hóa ethanol ở gan bắt đầu khi một enzym tên alcohol dehydrogenase biến đổi chất hóa học này thành một hóa chất độc khác tên acetaldehyde. Acetaldehyde được chuyển hóa nhanh và sẽ biến thành CO2 không độc và nước chỉ sau vài bước. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa của methanol thì không đơn giản như vậy. Theo thống kê chuyên khoa, chỉ 56 - 227 gram methanol là đủ để giết chết một người trưởng thành, tức là chỉ cần uống 1 chén rượu đã có thể tử vong.

Quá trình gây ngộ độc của rượu chứa methanol diễn ra rất chậm, dẫn đến các triệu chứng nhiễm độc đôi khi chỉ xuất hiện sau nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Sự nguy hại nằm ở chỗ ngay khi dấu hiệu nhiễm độc xuất hiện, các phản ứng hóa học diễn ra rất nhanh tạo ra thành phẩm cuối cùng là axit formic, loại hóa chất chậm chuyển hóa có trong vết đốt của kiến. Sự tích tụ axit formic phá hủy dây thần kinh thị giác, có thể dẫn tới mù vĩnh viễn và thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cần phân biệt rượu chứa ethanol - thu từ quá trình lên men hoa quả, ngũ cốc và methanol bản chất là cồn công nghiệp, chỉ được sử dụng vào công nghệ làm sơn, đun nấu... không được uống do độc tính rất mạnh. Người uống rượu nếu nhận thấy các dấu hiệu của ngộ độc thì phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế bởi quá trình diễn ra phản ứng của rượu methanol rất nhanh, nếu không cấp cứu sớm sẽ gần như vô phương cứu chữa.


Một trong các nạn nhân của vụ ngộ độc 12 sinh viên đang được điều trị tại BV Bạch Mai.

Giới chuyên gia lo ngại các nhà sản xuất có thể lạm dụng methanol, đưa chất này vào sản xuất để tránh thuế áp dụng với đồ uống chứa cồn. Nhờ vậy, nhà sản xuất có thể tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Bên cạnh đó nguy cơ các đơn vị, cá nhân sản xuất rượu lậu sử dụng methanol như một nguyên liệu pha chế bởi methanol có giá thành rẻ hơn so với ethanol.

Tính trung bình, một nam giới trưởng thành uống khoảng 27,4 lít cồn nguyên chất. Việt Nam đang là nước sử dụng rượu bia ở mức cao báo động khi đứng thứ 2 trong khu vực, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới.

Cập nhật: 14/03/2017 Theo Vietq
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video