Keo siêu dính bắt chước chân tắc kè và vẹm

Các kỹ sư thuộc Trường Đại học Northwestern đã phối hợp khả năng bám dính của loài tắc kè và loài vẹm để chế tạo một loại keo mới có thể hoạt động trong không khí và dưới nước.

Tắc kè có khả năng di chuyển dễ dàng trên đất cũng như trên tường và trần nhà: chân của chúng bám dính bề mặt nhờ những sợi lông cực nhỏ ở các đầu ngón chân. Mỗi sợi lông với đường kính 5 micron được phủ bởi hàng trăm

Con tắc kè bám dính vào vỏ con ốc
(Ảnh: msn)

sợi lông nano với đường kính 200 nanomét (nhỏ gấp 250 lần một sợi tóc người). Loài động vật này có vô số những “giác mút” nano cho phép chúng bám dính vào bất cứ bề mặt nào.

Nhưng một khi xuống nước, tắc kè hầu như mất khả năng bám dính, như trường hợp các loại keo ở môi trường ẩm hoặc các loại băng cá nhân không còn bám dính sau khi thấm nước.

Các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra sáng kiến sử dụng một loài động vật có khả năng bám dính dưới đáy nước: đó là loài vẹm. Khi phối hợp cả hai kỹ thuật, các kỹ sư đã chế tạo một vật liệu mới mang tên “geckel” có thể bám dính tốt dưới nước không kém như trên bề mặt khô và có thể tách ra dễ dàng mà vẫn giữ độ bám dính khi được sử dụng lại.

Geckel có thể dùng làm băng dính chịu nước, thay thế chỉ may vết thương và trong tương lai có thể ứng dụng trong ngành xây dựng.

V.S

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video