Kepler, gương cầu lớn nhất trên quỹ đạo

Gương cầu của vệ tinh thiên văn Kepler vừa được chuyển tới tập đoàn Ball Aerospace (Mỹ) để tiến hành hàng loạt thử nghiệm trước khi lắp vào vệ tinh. Với đường kính 1,4 m, đây là tấm gương quang học lớn nhất sẽ được phóng lên quỹ đạo.

Gương sơ cấp 1,4 m của Kepler. (Ảnh: flashespace)
Kepler là vệ tinh thiên văn đầu tiên có nhiệm vụ phát hiện các hành tinh lạ có kích thước như Trái đất hoặc nhỏ hơn; khám phá các hành tinh của các sao, sự hình thành sự sống. Tầm nhìn của Kepler lớn hơn 70 nghìn lần so với kính thiên văn Hubble.

Việc phóng Kepler dự kiến vào tháng 10-2007, với tên lửa đẩy Delta II của Boeing, bị hoãn lại tới tháng 6-2008. Kính thiên văn này sẽ hoạt động trong ít nhất bốn năm và quan sát khoảng 100 nghìn ngôi sao.

Đến nay, các nhà thiên văn học đã khám phá khoảng 150 khối khí khổng lồ trong vũ trụ, có kích thước tương tự hoặc lớn hơn sao Mộc.

Với Kepler, các nhà thiên văn học mong đợi khám phá 500 hành tinh lạ kiểu Trái đất, nghĩa là bằng đất đá và kích thước như Trái đất, và gần 1.000 hành tinh kiểu sao Mộc (Jupiter).

Để khám phá các hành tinh ngoài hệ mặt trời, Kepler sử dụng biện pháp chuyển tiếp. Trong trường hợp không thể “nhìn” trực tiếp, Kepler sẽ quan sát ánh sáng từ các sao. Biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi trên Trái đất và được kiểm chứng.

Vệ tinh Corot của CNES (Ảnh: flickr.com)

Vệ tinh Corot được CNES phóng lên mùa thu tới cũng sẽ sử dụng biện pháp này để khám phá các hành tinh quanh các sao ngoài Mặt trời. Việc chuyển tiếp của một hành tinh diễn ra khi hành tinh đó quay qua phía trước ngôi sao của nó và chặn một phần nhỏ ánh sáng phát ra của sao.

Chính Kepler sẽ thu được “thời điểm tối” đó. Ý tưởng để khẳng định sự tồn tại một hành tinh ngoài hệ mặt trời, đó là sự tối này tái diễn theo chu kỳ, cho thấy có một vật quay quanh sao. Sau đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng các tính toán khác xác định kích thước và quỹ đạo hành tinh.

Kepler là một trong 10 dự án thuộc Chương trình Discovery của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Chương trình này cho phép các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu để hiểu sâu thêm về Hệ Mặt trời và giải quyết những thắc mắc còn tồn tại với phương pháp quan sát truyền thống, như các đài thiên văn mặt đất.

10 vệ tinh trong Chương trình Discovery gồm: Mars Pathfinder, Near, Lunar Prospector (đã kết thúc nhiệm vụ tốt đẹp), Stardust, Genesis, Deep Impact, Messenger (đang hoạt động), Dawn và Kepler (đang phát triển) và duy nhất vệ tinh Contour thất bại do gặp sự cố sao chổi Encke.

Gương cầu Kepler được tập đoàn viễn thông Brashear L-3 sản xuất trong khi Ball Aerospace nhận thầu sản xuất quang kế (đường kính 95 cm), các phần còn lại của vệ tinh và phụ trách kỹ thuật. Ball Aerospace cũng là đối tác quan trọng của NASA trong dự án các kính thiên văn Hubble và Spitzer cũng như vệ tinh thăm dò Deep Impact.

PHƯƠNG THẢO

Theo Flashspace, Nhân dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video