Chế tạo vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Đại học Kyoto đang hợp tác với một công ty lâm nghiệp để phát triển vệ tinh gỗ và đưa vào quỹ đạo năm 2023 trong nỗ lực giảm lượng rác vũ trụ.

Takao Doi, phi hành gia Nhật Bản kiêm giáo sư ở Đại học Kyoto, cho biết lợi thế của vệ tinh gỗ là nếu rơi khỏi quỹ đạo và bốc cháy trong quá trình hồi quyển, nó sẽ không giải phóng nhiều hạt có hại như vệ tinh kim loại.


Mô phỏng rác vũ trụ bao quanh Trái đất. (Ảnh: Getty).

"Chúng tôi rất quan tâm tới thực tế tất cả vệ tinh rơi trở lại khí quyển Trái đất đều bốc cháy, tạo ra những hạt oxit nhôm nhỏ li ti trôi nổi ở tầng thượng quyển suốt nhiều năm và ảnh hưởng tới môi trường Trái đất", Doi chia sẻ.

Đại học Kyoto và công ty Sumitomo Forestry lên kế hoạch thí nghiệm để xem các loại gỗ khác nhau chịu điều kiện cực hạn tốt tới mức nào, từ đó phát triển loại gỗ có thể chống chọi biến động lớn về nhiệt độ và ánh sáng Mặt Trời.

Rác vũ trụ trở thành vấn đề ngày càng đáng lo ngại với các chuyên gia. "Những mảnh rác vũ trụ ngày càng tăng. Va chạm giữ hai vật thể khối lượng lớn từ 1 tới 10 tấn gây ra nguy cơ cao nhất cho môi trường", Daniel Oltrogge, giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn và Thành tựu vũ trụ (CSSI), cho biết.

Theo Oltrogge, có khoảng 760.000 vật thể lớn hơn một centimet trên quỹ đạo. Con số đó không ngừng tăng lên do các công ty thương mại phóng cụm vệ tinh. Công ty SpaceX của Elon Musk đã phóng gần 900 vệ tinh internet tốc độ cao Starlink và đang lên kế hoạch phóng tổng cộng 12 - 42.000 vệ tinh.

Cập nhật: 31/12/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video