Kêu cứu cho rùa biển Việt Nam

Tiến sĩ Peter Todd - nguyên tình nguyện viên của VSA (Tổ chức Cung cấp tình nguyện viên New Zealand ra nước ngoài) - đã có bài viết gửi đến trang Môi trường nhằm kêu cứu cho loài rùa biển Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Nhiều độc giả có thể có các loại nữ trang hoặc những vật được làm từ mai một con rùa biển, hoặc bạn có thể thấy thực đơn món rùa biển ở các nhà hàng trên bờ biển. Mặc dù được đưa vào danh sách các chủng loại đang bị đe dọa và được liệt kê trong Công ước quốc tế về việc mua bán các chủng loại đang gặp nguy hiểm (CITES), nhưng việc buôn bán những sản phẩm rùa biển vẫn tồn tại ở nhiều nước, bao gồm Việt Nam và các nước láng giềng.


Một con rùa biển ngoài khơi biển Nha Trang - Ảnh: Trí Hưng

Những sản phẩm giả mai rùa được làm bằng nhựa đã có từ nhiều năm, nhưng một số người vẫn ao ước có được “sản phẩm chính hiệu”. Thật đáng thương cho rùa biển, việc thương mại hóa những sản phẩm từ nó là yếu tố chủ yếu góp phần vào việc tiếp tục làm suy giảm và có thể làm tuyệt chủng rùa biển trong tương lai. Chương trình giáo dục nhận thức mọi người về sự cần thiết bảo vệ rùa biển đã được tiến hành, nhưng thật đáng tiếc, vẫn còn vài hình thức kinh doanh thịt, trứng rùa biển và những sản phẩm từ mai rùa. Những con rùa nhỏ vẫn còn được mua bán ở một vài nơi tại Việt Nam.

"Xét cho cùng, không ai muốn kể cho con cháu mình biết rằng có lẽ mình đã ăn thịt con rùa biển cuối cùng!"

Tiến sĩ Peter Todd

Rùa biển chủ yếu bị đánh bắt để ăn thịt, lấy mai rùa làm trang sức và chế biến vài vị thuốc cổ truyền.

2. Rùa biển được phân bổ rộng khắp thế giới ở các đại dương vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng di chuyển xuyên qua các đại dương, có đặc điểm là rùa cái trưởng thành đẻ trứng ở những bãi biển cố định. Trứng được rùa mẹ vùi trong một tổ dưới cát để ấp khoảng một tháng nở thành rùa con. Những rùa con này thoát khỏi tổ và tìm đường xuống biển. Ở VIệt Nam cách nay 30-40 năm, rùa biển thường lên bờ để đẻ trứng. Trứng của chúng thành mồi ngon cho con người, và đó cũng là nguyên nhân góp phần làm suy giảm nghiêm trọng số lượng rùa biển ở VIệt Nam. Hiện ở VN chỉ mới có vài nơi bảo vệ những địa điểm đẻ trứng của rùa biển là Núi Chúa, Côn Đảo.

Một khi rùa tăng trưởng đủ kích cỡ (rùa da khi trưởng thành nặng đến 900kg), chúng không còn phải sợ những động vật ăn thịt ở biển. Rùa biển là một trong những nhóm sinh vật sống lâu năm nhất. Rùa biển khá thích nghi với môi trường cho đến khi những hoạt động của con người bắt đầu làm suy giảm số lượng của chúng trong 30-50 năm qua.

Cho đến nay, việc nuôi rùa biển không được thành công và xem ra trong tương lai cũng không khá hơn.

3. Tại sao phải bảo vệ rùa biển? Rùa biển có thể được xem là một loài chỉ thị - chúng biểu thị sự trong lành của môi trường biển. Do đó, việc tiếp tục suy giảm số lượng rùa biển biểu thị sự suy giảm liên tục mức độ trong lành của hệ sinh thái biển. Rùa biển cũng là một chủng loại chủ yếu như loài cá heo, đại diện cho nhu cầu bảo vệ môi trường.

Để nhận biết nhu cầu bảo vệ và phục hồi số lượng rùa biển, rùa biển đã được liệt kê trong pháp lệnh VIệt Nam “Liên quan đến việc công bố danh mục các loài thủy sản ở VIệt Nam cần được bảo vệ, nhân giống và phát triển”. Rùa biển cũng được bảo vệ theo tiêu chuẩn CITES. Nhiều cơ quan nhà nước khác nhau và các tổ chức phi chính phủ đang tích cực xúc tiến sự nhận thức về việc cần thiết bảo vệ số lượng rùa biển đang suy giảm. Những công dân VIệt Nam đã nhận thức được tình trạng tuyệt vọng của rùa biển có thể đóng góp bằng cách không tham gia bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn đến sự suy tàn của chúng. Nếu bạn thấy bất kỳ sản phẩm rùa biển nào được bày bán hoặc thấy món thịt rùa ở nhà hàng, hãy lịch sự từ chối. Một khi nhận thức được vấn đề hủy diệt rùa biển, có lẽ cần đến lời kêu gọi lương tâm.

Có 5 loại rùa biển được biết ở VIệt Nam

1. Vích hay rùa xanh (Chelonia mydas). Là chủng loại phổ biến hiện nay, kích cỡ 90-180kg. Được tìm thấy ở Côn Đảo, đảo Núi Chúa ở vịnh Thái Lan hoặc vài quần đảo ngoài khơi. Hiện nay nó nằm trong danh sách sắp tuyệt chủng.

2. Rùa da (Dermochelys coriacea). Là chủng loại rùa lớn nhất, có trọng lượng 200-900kg Loại này rất hiếm, nằm trong danh sách sắp tuyệt chủng nghiêm trọng.

3. Quản đồng (Caretta caretta) có trọng lượng 65-100kg. Loại này rất hiếm. Nằm trong danh sách sắp tuyệt chủng nghiêm trọng.

4. Đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea). Là loại nhỏ nhất, có trọng lượng từ 33-43kg. Chúng làm tổ ở những bãi biển, cách đây 30 năm còn xuất hiện nhiều, nhưng nay nằm trong danh sách sắp tuyệt chủng.

5. Đồi mồi (Eretmochelys imbricate), có trọng lượng 65-100kg. Là chủng loại phổ biến nhất trước đây ở VN. Hiện nay vẫn còn tình trạng mua bán vỏ rùa bất hợp pháp. Nằm trong danh sách sắp tuyệt chủng.
Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video