Khả năng kì diệu của thai nhi

Khi một thai nhi được hình thành, lập tức nó bị “nhấn chìm” vào một thế giới tràn ngập màu sắc và âm thanh. Đó là chưa kể các mùi vị khác nhau. Các nhà khoa học nhận thấy các thai nhi có khả năng của một miếng “bọt biển”, có thể hấp thu các thông tin đa dạng đó khá dễ dàng.

Vào lúc giới khoa học phát triển, các kỹ thuật mới để nghiên cứu môi trường của thai nhi lúc nó còn nằm êm ấm trong bụng mẹ, cho hay thật ra thai nhi đã “học” từ rất sớm khi nó thành hình trong bụng mẹ.

Từ đó có nhóm thành ngữ “học trong bụng mẹ”, trong đó vai trò của não bộ thai nhi và các cơ quan về giác quan của nó rất quan trọng. Các cấu trúc này không đồng nhất, quá trình “học hỏi” của thai nhi cũng khác nhau cho từng khu vực và bộ phận. Có khi một khả năng còn phải cần thời gian khá lâu ở tuổi trẻ thơ mới thật sự hoàn chỉnh.

Các khám phá mới của khoa học về những khả năng của thai nhi bao gồm:

1. Vị giác: Sau khi thành hình được khoảng 13 tuần, các nhà khoa học nhận thấy các dấu hiệu là thai nhi đã phát triển khả năng về vị giác.

2. Khứu giác: Khi khảo sát những đứa trẻ bị sinh sớm, người ta nhận thấy chúng đã có phản ứng với mùi bạc hà ở tuần lễ thứ 29 trong bụng mẹ. Tới tuần lễ thứ 36 thì thai nhi đã có phản ứng hoàn toàn với mùi.

3. Thính giác: Bộ phận gọi là ốc tai khá quan trọng trong bộ phận thính giác của con người, có thể đã hoạt động ở thai nhi vào tuần lễ thứ 18. Các bộ phận khác của tai tiếp tục được phát triển cho đến tháng thứ năm.

4. Thị giác: Vào khoảng tuần thứ 20, tim của thai nhi gia tăng nhịp đập chút đỉnh do một “bóng đèn” phía trước tử cung bà mẹ "sáng lên". Đó là phản ứng đầu tiên về thị giác của thai nhi.

5. Xúc giác: Mới vào tuần thứ 7, vài nơi trên cơ thể thai nhi đã tỏ ra mẫn cảm với vài đụng chạm. Cả thân thể bé sẽ có phản ứng xúc giác vào tuần thứ 13 hay 14.

Mặc dù dạ con của bà mẹ là “cái tổ êm đềm” cho thai nhi, song nó vẫn “nghe ngóng” thế giới bên ngoài và luôn học tập kinh nghiệm mới.

Cái gọi là nước ối (AF), bầu chất lỏng bồng bềnh của thai nhi luôn giúp nó nhận diện. Các phân tử mùi thấm vào AF cũng được thai nhi cảm nhận và nhớ lại. Người ta nhận thấy những bé mới chào đời thường thích cái AF của chính nó hơn là bất cứ AF nào khác và nó còn thích mùi và vị của thực phẩm mà mẹ của nó dùng trong thời kỳ thai nghén.

Âm thanh ồn ào nhất đối với nó khi còn trong bụng mẹ chính là bà mẹ: tiếng nói, nhịp tim thậm chí âm thanh của sự tiêu hóa thực phẩm của mẹ, nó cũng nghe hết. Các âm thanh ngoài cơ thể cũng có thể đến tai thai nhi nhưng đã biến dạng.

Xúc giác và thị giác khó hơn, nó có thể sờ chạm thành của dạ con bằng bàn tay và có thể vài ánh sáng xuyên qua màng của đường tiểu tiện và thai nhi nhận thấy. Nhưng khoa học chưa rõ những kinh nghiệm này đã được thai nhi hấp thu như thế nào.

Các chuyên gia cho là những đứa bé sinh sớm cần được săn sóc để có thể có được những kinh nghiệm như một em bé bình thường. Họ căn dặn cha mẹ nên dịu dàng “nói chuyện” nhiều với con, làm massage cho con nhẹ nhàng và kích thích thị lực cho con. Cho con bú sữa mẹ đối với trẻ sinh sớm là tốt nhất, khiến nó cảm nhận vị của sữa, hương thơm và tiếp xúc với da của mẹ mình.

Người ta còn nhận thấy khi mang thai, người mẹ thay đổi thường xuyên khẩu vị có thể giúp con mình chấp nhận nhiều mùi vị thực phẩm sau này.

Giang Khuê

Theo The Parent Review, CAND.com.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video