Các nhà khoa học Mỹ sử dụng một kỹ thuật nhân bản mới để tạo ra loại tế bào gốc tùy biến, mở ra triển vọng chữa bệnh cho từng trường hợp cụ thể.
>>> Chữa mù lòa bằng tế bào gốc phôi người
Những tế bào gốc mới được tạo ra này chứa quá nhiều vật liệu di truyền nên hoạt động không chuẩn. Chúng gồm ADN của 2 người, không chỉ của bệnh nhân.
Các nhà khoa học đang tìm cách sử dụng những tế bào gốc tùy biến này để phát triển thành mô có ADN phù hợp với việc cấy ghép nhằm chữa trị nhiều loại bệnh.
Các nhà khoa học có thể dùng tế bào gốc để nhân bản động vật. (Ảnh: Esapizenka)
Họ tiêm ADN lấy từ tế bào da của một người tình nguyện vào trứng của người hiến tặng. Với kỹ thuật nhân bản thông thường, vật liệu di truyền của trứng được loại bỏ trước.
Nhưng theo phương pháp mới của nhà nghiên cứu Dieter Egli và cộng sự ở Quỹ Tế bào gốc New York, DNA của người hiến tặng được giữ ở trong trứng và sau đó vật liệu di truyền của người tình nguyện được bổ sung vào.
Điều này có nghĩa rằng, sẽ có tới 69 nhiễm sắc thể, nhiều hơn bình thường 23.
Các nhà nghiên cứu không dám thử nhân bản để tạo ra con người theo phương pháp này. Họ chỉ muốn sản xuất tế bào gốc.
Ông Egli nói, nhóm nghiên cứu đang tìm cách vượt qua rào cản kỹ thuật là có quá nhiều ADN trong tế bào gốc. Phương pháp mới tạo tế bào gốc này có thể biến tế bào của một người thành tế bào gốc hoạt động tốt trên cơ thể người khác. Đặc điểm này đã được chứng minh với động vật.