Khả năng phình đại nội tạng đáng sợ của trăn khổng lồ

Nghiên cứu toàn diện đầu tiên của các nhà khoa học quốc tế về hệ gene của rắn hé lộ, trăn Miến Điện (Burmese python) khổng lồ là một trong những sinh vật tiến hóa nhất trên Trái đất.

Theo tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, khám phá mới đã cho thấy cách sinh tồn và phát triển của loài trăn có nguồn gốc ở Đông Nam Á.

David Pollock, một thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Trường Y, Đại học Colorado (Mỹ), cho biết, về cơ bản, trăn Miến Điện, với chiều dài có thể đạt tới hơn 7 mét, đã trải qua những thay đổi đáng kể ở mọi cấp độ sinh học của chúng, từ phân tử đến chức năng thân thể. Những thay đổi này diễn ra theo các cách thức sinh lý học quan trọng trong 5 - 30 triệu năm vừa qua, cho phép chúng có đặc tính thích nghi độc nhất vô nhị.


Trăn Miến Điện có thể phát triển chiều dài cơ thể tới hơn 7 mét. (Ảnh: Discovery)

Ông Pollock và các cộng sự đặc biệt ấn tượng với việc trăn Miến Điện có thể ăn những con mồi to lớn tới kích cỡ của chính nó. Điều đáng kinh ngạc là, không chỉ đầu và quai hàm ngoác rộng, đủ để nuốt chửng bữa ăn tương đương kích thước của một con nai, mà các cơ quan nội tạng của trăn cũng tự phình đại cực lớn và tăng tốc độ hoạt động để nhanh chóng tiêu hóa con mồi trước khi nó thối rữa.

Trong khoảng thời gian 1 - 2 ngày, tim, ruột non, gan và các quả thận của trăn sẽ gia tăng kích cỡ, từ lớn hơn 1/3 tới gấp đôi kích thước ban đầu. Khi con mồi đã được tiêu hóa hoàn toàn, các cơ quan nội tạng này sẽ trở về kích thước bình thường.

Phân tích đối với hệ gene của trăn Miến Điện cho thấy, sự tương tác phức tạp giữa biểu hiện di truyền, sự thích nghi về protein và những thay đổi trong cấu trúc hệ gene đã cho phép loài bò sát này có thể làm điều mà những sinh vật sở hữu cùng gene không thể.

Theo các nhà nghiên cứu, trăn từng trải qua một giai đoạn sống dưới lòng đất. Trong giai đoạn tiến hóa này, hộp sọ của chúng kéo dài ra, dung tích phổi giảm xuống để đáp ứng với lượng oxy sẵn có thấp hơn, đồng thời thị lực của chúng cũng suy giảm. Khi chuyển lên sống trên mặt đất, các con trăn đã phát triển khả năng cải thiện sự trao đổi chất, từ thấp tới cao, để có thể tiêu thụ được những miếng mồi "khủng".

Nhóm nghiên cứu tuyên bố, nắm rõ cách cơ thể trăn dàn dựng và điều phối các thay đổi lớn như trên trong những cơ quan nội tạng chủ chốt có thể giúp chúng ta hiểu được các cơ chế gây bệnh ở người, chẳng hạn như suy nội tạng, lở loét hay rối loạn chuyển hóa.

Theo Vietnamnet, Daily Mail
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video