Khả năng săn mồi của loài sinh vật biển cổ đại giống tôm

Với các phần phụ mọc ra từ đầu và miệng cứng, một sinh vật giống tôm cổ đại được cho là kẻ săn mồi đỉnh cao vào thời bấy giờ.

Sinh vật biển này nổi tiếng đáng sợ. Bởi, các nhà cổ sinh vật học cho rằng, loài vật này chịu trách nhiệm cho việc để lại sẹo và nghiền nát các bộ xương hóa thạch của bọ ba thùy. Bọ ba thùy là loài động vật không xương sống có vỏ cứng sơ khai sống rải rác dưới đáy biển trước khi tuyệt chủng hàng loạt.


Anomalocaris canadensis là một trong những loài động vật biển lớn nhất sống cách đây 508 triệu năm.

Anomalocaris canadensis dài 2 foot (0,6 mét) là một trong những loài động vật biển lớn nhất sống cách đây 508 triệu năm. “Thợ săn dưới nước” này xuất hiện trên biển trong kỷ Cambri. Đây là một thời điểm quan trọng trong lịch sử hành tinh khi có sự bùng nổ về tính đa dạng của sự sống và nhiều nhóm động vật lớn còn sống ngày nay xuất hiện.

Tác giả chính Russell Bicknell - một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại bộ phận cổ sinh vật học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ - cho biết: “Điều đó không phù hợp. Bởi, bọ ba thùy có bộ xương ngoài rất chắc chắn. Về cơ bản, chúng được tạo ra từ đá. Trong khi đó, loài Anomalocaris canadensis hầu như mềm và nhão”.

Bicknell cùng các cộng tác viên của ông ở Đức, Trung Quốc, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh đã tạo ra một bản tái tạo ba chiều mới của sinh vật này. Họ sử dụng mô hình máy tính để hiểu rõ hơn về cơ chế sinh học của nó. Mô hình này dựa trên một hóa thạch được bảo quản tốt nhưng bị làm phẳng được tìm thấy ở Canada.

Nghiên cứu trước đó đã gợi ý rằng, phần miệng của Anomalocaris không thể xử lý thức ăn cứng. Vì vậy, ông Bicknell và các đồng nghiệp đã tập trung vào việc liệu các phần phụ dài và có gai của loài vật này có thể nhai bọ ba thùy hay không.

Các nhà khoa học đã sử dụng bọ cạp roi và nhện whip ngày nay làm đối tượng tương tự. Bởi, chúng có các phần phụ giống nhau, cho phép tóm lấy con mồi. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các phần phụ được phân đoạn của động vật ăn thịt có thể tóm lấy con mồi. Những bộ phận đó đồng thời có thể duỗi ra và uốn cong.

Tuy nhiên, phân tích của nhóm cho thấy, loài động vật biển này yếu ớt hơn so với giả định ban đầu và “không có khả năng” nghiền nát con mồi có vỏ cứng. Ông Bicknell nhận định, sinh vật biển này là con lai giữa tôm và mực nang. Theo nhóm nghiên cứu, nhiều khả năng sinh vật này thường lao nhanh theo con mồi mềm, thay vì truy lùng loài vật có vỏ cứng dưới đáy đại dương.

“Các quan niệm trước đây cho rằng, những loài động vật này ăn thịt, săn lùng bất cứ thứ gì chúng muốn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, động lực học của lưới thức ăn kỷ Cambri có thể phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ”, ông Bicknell cho biết.

Cập nhật: 04/08/2023 GDTĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video