Khắc tinh của nhện độc lưng đỏ

Từng bị giới khoa học phớt lờ hơn 200 năm, một loài ong bắp cày nhỏ xíu giờ đây đã được xác định là kẻ thù của loài nhện độc phổ biến nhất châu Úc.


Cận cảnh ong tha nhện to xác về tổ

Ong bắp cày, tên Agenioideus nigricornis, đã được giới côn trùng học miêu tả lần đầu tiên vào năm 1775, nhưng ngay sau đó chúng bị rơi vào quên lãng.

“Kể từ đó, các nhà khoa học hầu như chẳng nhớ gì đến loài ong bắp cày này”, theo Physorg dẫn lời nhà sinh học Andy Austin của Đại học Adelaide (Úc).

Chuyên gia Austin cho biết Agenioideus nigricornis có mặt khắp nơi trên lục địa Úc, và có thể được phát hiện trong vô số bộ sưu tập, nhưng cho đến giờ giới khoa học vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của sinh vật đặc biệt này.

Trên thực tế, chúng là khắc tinh của loài nhện độc lưng đỏ, họ hàng với nhện “góa phụ áo đen” ở Bắc Mỹ.

“Nhện lưng đỏ khét tiếng tại Úc, và chúng đã lan sang một số nước khác như Nhật Bản và New Zealand”, theo ông Austin.

Loài nhện cực độc này là một trong những sinh vật nguy hiểm vào bậc nhất tại Úc, và chúng thường làm tổ trong nhà dân.

Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học và giới hữu trách có thể thở phào nhẹ nhõm sau khi một con ong bị bắt gặp đang tha con mồi to tướng (nhện lưng đỏ) trong tình trạng tê liệt vì nọc độc của ong về tổ.

Theo Thanh Niên, Physorg
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video