Khai quật hoá thạch bọ cạp nước khổng lồ

Một nhà khoa học Scotland đã phát hiện ra dấu tích của một con bọ cạp nước sống cách đây 330 triệu năm, có kích cỡ gần như con người. Đây là sinh vật đầu tiên thuộc họ này được phát hiện, và bằng chứng duy nhất đó cho thấy nó có thể sống sót trên cạn.

Martin Whyte, tại Đại học Sheffield, đã phát hiện ra hoá thạch của con hibbertopteroid - một dạng bọ cạp - ở thung lũng Midland của Scotland.

"Đã có những cuộc tranh cãi về hibbertopteroid cùng cơ chế kiếm ăn của nó, sức mạnh các chi và liệu con vật có thể ra khỏi nước không. Đây chính là bằng chứng cho thấy con vật có thể sống ở ngoài môi trường nước", Whyte nói.

Cuộc phân tích hoá thạch cho thấy bọ cạp nước có 6 chân, dài 1,5 m và rộng 1 m. Chiều dài của sải chân nó cho thấy con vật bò rất chậm. Dấu hiệu con vật kéo lê cơ thể chứng tỏ nó đang bò ra khỏi nước.

"Đường rãnh ở giữa cho thấy đuôi của con vật không nâng lên hay được đỡ bởi mặt nước, và những kẻ sọc ở hai bên cho thấy nó di chuyển rất nặng nề, ì ạch. Điều đó chứng tỏ con vật không thành thạo lắm trong việc bơi ra khỏi nước".

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video