Khám phá bất ngờ về cây tầm gửi

Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau và từ lâu được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều bệnh trong Đông y.

Tầm gửi là tên gọi chung cho các loài cây sống ký sinh trên cây chủ, thường là các cây thân gỗ. Cây tầm gửi có nhiều loài, có loài chỉ sống được trên một loài cây chủ, có loại sống được trên nhiều cây chủ. Ngoài ra, trên cùng một cây chủ, có thể có nhiều loài mọc ký sinh.


Tầm gửi là tên gọi chung cho các loài cây sống ký sinh trên cây chủ.

Tầm gửi có tên tiếng anh là Mistletoe. Trong tiếng Hy Lạp, nó có tên là phoradendron, nghĩa là "kẻ trộm trên cành cây". Trong tiếng Anglo-Saxon, tầm gửi có nghĩa là "phân trên cành cây".

Tầm gửi sống ký sinh trên các loài cây chủ, hút chất dinh dưỡng của cây chủ và thậm chí giết chết cây chủ. Chúng thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại... chất thải. Tầm gửi có tốc độ phát tán rất nhanh. Quả của một số loài tầm gửi chín sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Các hạt bám vào các cây khác, nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới.


Tầm gửi có tốc độ phát tán rất nhanh.

Ở Việt Nam, tầm gửi là một loại thuốc Nam được dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, chữa ho,... Khi đó, cành lá tầm gửi sẽ được đem phơi nắng già hoặc sao khô, đun lấy nước uống chữa bệnh.

Công dụng của tầm gửi trên nhiều loại cây khác nhau

  • Tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng tốt để điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.
  • Tầm gửi sông trên cây cúc tần cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu dầm…: hạt tơ hồng 8 g, thục địa 16 g, lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12 g, kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10 g, sơn thù du, phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8 g. Ngày một thang, dạng thuốc sắc.
  • Tầm gửi sống trên cây dẻ trị viêm họng, thấp khớp, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.
  • Tầm gửi sống trên cây xoan chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.
  • Tầm gửi sống trên cây na, cây mít còn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với hoàng cầm, thanh hao , sài hồ, thảo quả, binh lang…
  • Tầm gửi sống trên cây chanh dùng trị các chứng ho gió, ho khan, ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác như xạ can, trần bì, tang bạch bì, mạch môn… dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.
  • Tầm gửi sống trên cây dâu tằm: tên thuốc là tang ký sinh có vị đắng, tính bình , vào 2 kinh can, thận. Có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc lấy nước uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, đau xương, cẩu tích, tang chi…

Ở các nước phương tây, nhiều người quan niệm, nếu một cặp đôi hôn nhau dưới nhành cây tầm gửi thì tình yêu của họ sẽ hạnh phúc mãi mãi. Ngoài ra, trong dịp Giáng sinh, người phương tây còn có truyền thống treo nhành tầm gửi trước cửa nhà.

Cập nhật: 08/04/2020 Theo kienthuc/yduochocvietnam
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video