Khám phá các yếu tố khoa học đằng sau quả bóng World Cup 2018

Trái với những gì các thủ môn đã phàn nàn, các nhà khoa học lại có những nhận định khác.

Cứ mỗi mùa World Cup, trái bóng tròn lại bị soi mói dưới nhiều góc độ khác nhau. Adidas đã làm bóng cho mùa giải bóng đá lớn nhất hành tinh từ hồi năm 1970 cho tới nay, và họ luôn làm "tròn" bổn phận của mình, đem từng đường cong mới tới với thế giới.

Trái bóng năm nay có tên Telstar 18 đã bắt đầu bị các thủ môn hàng đầu thế giới chỉ trích là bay bổng quá và rất khó bắt dính. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại nói rằng khối cầu tuyệt đẹp này lại khá ổn định, vượt hẳn với người tiền nhiện Jabulani – trái bóng chính thức của World Cup 2010.


Quả bóng năm nay có tên Telstar 18.

Quả Telstar 18 này là một lời nhắc cho khán giả trung thành với bóng đá nhớ về trái bóng đầu tiên mà Adidas làm cho World Cup, giải năm 1970 diễn ra tại Mexico. Trái cầu đen trắng đầu tiên có màu đặc biệt như vậy là để khán giả xem trên TV đen trắng sẽ dễ nhận ra được điều gì đang diễn ra trên màn hình.

Trái Telstar 18 lại có màu trắng, đen và xám cùng từng con chữ màu vàng.

Eric Goff, giáo sư vật lý tại Đại học Lynchburg, Virginia là một trong những thành viên phân tích trái bóng cho World Cup 2018 có vài điều muốn nói. Khi thử nghiệm trong hầm gió và so sánh với trái Brazuca của World Cup 2014, Telstar 18 bị ảnh hưởng bởi sức cản của không khí nhiều hơn.

Điều này có nghĩa là trái Telstar 18 sẽ bay được quãng đường ngắn hơn, cụ thể là giảm khoảng 8 cho tới 10% khoảng cách bay được so với Brazuca, khi được sút đi và bay với vận tốc hơn 90km/h.

"Đây sẽ không phải tin vui với những cầu thủ sút xa và cần nhiều lực để sút", ông Goff giải thích.

Nhưng đây lại là tin tốt với các thủ môn, bởi lẽ trái bóng khi bay với tốc độ cao sẽ "tới gôn chậm hơn tốc độ trái Brazuca hồi năm 2014".

Cũng giống với Brazuca, Telstar 18 có 6 mảnh. Tiền nhiệm Jabulani của nó chỉ có 8 mảnh, và cả hai đều ít hơn hẳn bóng truyền thống với 32 mảnh.

Nhà nghiên cứu Sungchan Hong từ bộ phận khoa học của Đại học Tsukuba, Nhật Bản nói rằng robot sút thử đã cho kết quả rằng "đường bay của Telstar 18 rất ổn định so với những quả bóng đã được sử dụng trước đây".


Telstar 18 sẽ không gặp tình trạng zig-zag trên không.

"Nói một cách khác, có thể trông cậy được vào độ hiệu quả của những tình huống cố định như đá phạt hay đá phạt góc, hoặc một cú gia chân nhanh từ khoảng cách trung bình".

Ông cũng nói thêm rằng ông không nghĩ "các thủ môn sẽ bị bất lợi ở điểm nào".

So sánh với trái Jabulano, Telstar 18 sẽ không gặp tình trạng zig-zag trên không đâu. Cơn ác mộng với các thủ môn năm nào giờ đã qua rồi.

Cập nhật: 14/06/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video