Các xác ướp là một trong những cổ vật quý giá còn sót lại và chứa đựng nhiều bí ẩn. Thậm chí người ta còn tin rằng có xác ướp đã ứng linh lời nguyền chết chóc khi ai đó mở nắp mộ đều phải chịu tai họa.
1. Xác ướp tự nhiên Ginger cổ xưa nhất
Đây được xem là một trong sáu xác ướp tự nhiên nổi tiếng nhất được khai quật vào cuối thế kỷ 19 từ một ngôi mộ ở vùng sa mạc Ai Cập. Xác ướp Ginger sau đó được trưng bày tại Bảo tàng Anh vào năm 1901 và trở thành xác ướp đầu tiên được trưng bày cho công chúng xem.
Xác ướp Ginger
Ginger và các xác ướp khác cũng là số những xác ướp cổ nhất từng được biết đến với niên đại khoảng 3.400 năm trước Công nguyên. Lúc đó kỹ thuật ướp xác nhân tạo chưa diễn ra phổ biến. Các xác ướp chủ yếu có các cơ quan được bảo quản bởi không khí khô và ấm của cát sa mạc nơi được chôn cất.
2. Xác ướp nữ hoàng Hatshepsut nổi tiếng
Hatshepsut được xem là vị nữ hoàng nổi tiếng nhất Ai Cập đã từng trị vị vương quốc này trong suốt 2 thập kỷ liền và thực hiện nhiều dự án xây dựng đầy tham vọng để thiết lập giao thương mới rất có giá trị.
Xác ướp nữ hoàng Hatshepsut
Bà mất năm 1458 trước Công nguyên và được chôn tại thung lũng các Vị Vua (Valley of the Kings) ở Ai Cập. Năm 1902 một nhóm nhà khảo cổ học đã phát hiện ra xác ướp của bà nhưng phải mãi đến năm 2006, một nhóm nghiên cứu mới định danh được đó chính là thi thể của nữ hoàng Hatshepsut qua giám định một chiếc răng hàm được đựng trong hộp gỗ ghi tên Hatshepsut.
3. Xác ướp vua Tutankhamen với lời nguyền chết chóc
Vua Tutankhamen (gọi tắt là vua Tut) trở thành vua (pharaoh) từ năm lên 9 tuổi và cai trị trong khoảng 10 năm (từ 1333-1324 trước Công nguyên). Tuy nhiên rất ít thông tin được biết đến về vị vua này trước khi ngôi mộ của vua Tut được khai quật tại thung lũng ở Ai Cập vào năm 1922.
Xác ướp vua Tut
Ngôi mộ chứa xác ướp đặc biệt gây ấn tượng mạnh với công chúng bởi vô số kho báu cổ xưa gồm trang sức, đền thờ mạ vạng và mặt nạ bằng vàng. Để phát hiện ra xác ướp vua Tut một cộng sự trong nhóm khai quật đã bị tử vọng sau vài tháng mở nắp mộ. Cái chết đó lại dấy lên thực hư huyền thoại về lời nguyền của xác ướp khi bất cứ ai xâm nhập vào ngôi mộ của vua Tut sẽ bị giáng xuống cơn thịnh nộ. Tuy nhiên cũng có thông tin cho rằng nạn nhân chết do bị muỗi độc cắn.
4. Xác ướp vị Pharaoh dũng mãnh nhất Ai Cập
Đó là xác ướp vua Ramesses II được giới sử gia đánh giá là vị vua mạnh mẽ nhất Ai Cập, cai trị vương quốc này suốt trong 60 năm (1279-1213 trước Công nguyên), thọ đến hơn 90 tuổi và có tới 100 quý tử. Theo phong tục lí ra Ramesses II khi chết cũng được chôn cất trong thung lũng các Vị Vua nhưng để tránh khỏi bị bọn cướp xâm nhập vào ngôi mộ, các thầy tế Ai Cập cổ đại đã chuyển xác ướp vị vua này sang một nơi khác.
Xác ướp pharaoh Ramesses II
Năm 1881, xác ướp Ramesses II được phát hiện trong nơi bí mật của hoàng gia tại Deir el- Bahri, cùng với hơn 50 xác ướp của nhà lãnh đạo và các vị quý tộc khác. Năm 1974, các nhà khảo cổ học đã đưa xác ướp này đến Paris để diệt nhiễm nấm. Điều kỳ lạ là trước khi rời Ai Cập, Ramesses II cũng được nhận hộ chiếu Ai Cập, trong đó liệt kê nghề nghiệp Pharaoh (đã qua đời).
5. Thung lũng các xác ướp vàng
Những xác ướp này nằm tại vùng Bahariya Oasis, phía tây sa mạc Ai Cập. Nơi đây từng là một trung tâm sản xuất nông nghiệp phồn thịnh thời cổ đại và có một ngôi đền Hy Lạp dành riêng cho Alexander Đại đế. Năm 1996, một nhân viên bảo vệ cổ vật khi cưỡi lừa qua các vùng đất của đền thờ đột nhiên chân lừa vấp vào một lổ hổng và để lộ ra các cạnh của một ngôi mộ ở sa mạc.
Thung lũng xác ướp vàng
Sau đó một nhóm nhà khảo cổ học đã tới tận nơi khai quật và gọi đây là Thung lũng các xác ướp vàng. Nơi đây không chỉ có hàng trăm xác ướp được chôn cất với nhiều xác ướp bọc vàng mà có cả một kho tàng hiện vật.