Khám phá quy trình hỏa thiêu người chết

Hiện nay, hỏa táng đã trở thành cách thức chôn cất người chết thông dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi những lợi ích to lớn mà cách thức mai táng này đem lại. Ở Việt Nam cũng vậy, việc hỏa táng người đã mất đã trở nên phổ biến nhưng quy trình hỏa thiêu diễn ra như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Lars Tunbjörk đã ghi lại những khoảnh khắc hiếm có trong nhà hỏa táng tại Mỹ.


Hoả táng là hình thức an táng người chết bằng cách thiêu xác thành tro rồi đựng trong hũ, bình. Tuỳ theo từng tôn giáo, tro sau khi hoả táng được chôn cất hoặc đem về thờ tại nhà hoặc gửi vào các nơi thờ cúng. Hỏa Táng đang trở thành phương pháp an táng phổ biến hiện nay trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ và Canada.


Ở Mỹ, phần lớn người chết được thiêu, sau đó tro cốt được gửi trong các nhà thờ.


Ở nước này, vào thập niên 70, cứ 10 người chết mới có 1 người hỏa táng, nhưng hiện nay, tỉ lệ này đã là 4/1, tức là 25%. Người ta tiên đoán vào năm 2025 thì số người chết muốn thiêu sẽ lên đến 50%.


Giai đoạn đốt cháy kéo dài từ 2-3 giờ ở nhiệt độ là 800 -1200 độ C.


Tro sau công đoạn hỏa táng hoàn thành.


Người công nhân đang tiến hành đưa tro vào trong hộp.


Tro được chở đi như một người trên ô tô.


Sau khi hỏa táng, tro người đã khuất thường được cha giáo làm lễ.


Những tài liệu về người đã khuất.


Những hộp tro người đã khuất được lưu trữ trong nhà thờ.


Cảnh tượng sau lễ tiễn đưa tro người chết vào lưu trữ trong nhà thờ.


Tùy quyền quyết định của mỗi gia đình ở những quốc gia khác nhau, tro cốt người quá cố có thể được chôn, gửi vào chùa hoặc nhà thờ hay thậm chí là được rải ra sông hoặc biển.

Tuy nhiên, việc sử dụng đài hóa thân không phải là cách hỏa táng ở nhiều quốc gia. Tại một số nước, họ sử dụng củi và các vật liệu dễ cháy khác để người quá cố trở về với cát bụi. Phương thức hỏa táng này được diễn ra ngoài trời, trước sự chứng kiến của thân nhân, bạn bè người đã khuất.

Công nghệ tối tân còn giúp người Mỹ có cách hỏa táng không cần dùng lửa. Phương thức "hỏa táng xanh" chỉ cần dùng nước, kali hydroxit và nhiệt độ sẽ làm phân rã thi thể người quá cố bên trong một buồng thép kín. Không chỉ thân thiện với môi trường, phương pháp "hỏa táng xanh" còn cần ít thời gian hơn so với cách hỏa táng truyền thống.

Hỏa táng có từ lâu đời

Ít ai biết rằng hỏa táng đã có ở nước ta từ thời Hùng Vương qua những kết quả khai quận khảo cổ học năm 1962 cho thấy những chiếc thạp đồng, trống đồng được chôn ở độ sâu khoảng 2-3m trong lòng đất có chứa tro than bên trong và một số đồ trang sức như viên hạt chuỗi đá, vòng đồng, vòng đá, xương và răng người cháy dở,…

Đối với dân tộc Việt (người Kinh) thì thời gian xuất hiện sớm nhất của hỏa táng không quá niên đại du nhập của đạo Phật, tức khoảng đầu Công nguyên.

Nhưng với người Việt cổ, mà cụ thể là người Thái, thì dấu vết của tục hỏa táng đã xuất hiện từ trước khi Phật giáo du nhập, với tàn dư của tục hỏa táng có thể tìm thấy trong dân tộc Thái ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An và Lai Châu và tục hỏa táng còn khá thịnh hành ở người Thái đen.

Người Nhật 99% hỏa táng

Những điều bạn chưa biết về hỏa táng khiến việc này trở thành rào cản của người Việt Nam trong việc tiến hành việc hỏa táng. Nhưng riêng tại Nhật Bản, việc hoả táng là bắt buộc đối với người dân nên 99% dân số đều sử dụng hình thức này khi qua đời. Việc hoả táng ngày càng được đánh giá là vệ sinh, văn minh và phù hợp với tình hình tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt.

Đáng chú ý, ở Nhật Bản do bị ảnh hưởng của phật giáo nên rất coi trọng "di cốt" nên thường hỏa thiêu ở nhiệt độ thấp để giữ nguyên được cốt, hoả táng xong sắp xếp lại nguyên bộ xương sau đó cho vào tiểu, phần sọ của người đã chết được xếp ở trên cùng.

Ấn Độ hỏa táng bên sông Hằng


Thiêu xác chết rồi thả trôi xuống dòng sông là một nghi lễ truyền thống của người theo đạo Hindu.

Theo khía cạnh tâm linh, ở Ấn Độ, những đám hỏa táng theo tôn giáo diễn ra hàng ngày với tần suất và số lượng khá lớn ở sông Hằng, Varanasi. Nơi đây, thiêu xác chết rồi thả trôi xuống dòng sông là một nghi lễ truyền thống thiêng liêng của người theo đạo Hindu.

Trong nhiều thế kỉ, Manikarnika và Harishchandra là hai bên sông chủ yếu dùng để tiến hành nghi thức hỏa thiêu. Họ xem cái chết chính là sự giải thoát khỏi một cuộc sống khổ ải, phụ nữ không tham dự vì họ dễ khóc trong khi đây lại được xem là dịp đáng mừng. Trong lúc diễn ra cuộc hỏa thiêu, các thầy tu sẽ thắp nến, cầu nguyện cho người chết tới khi cái xác chỉ còn lại đống tro tàn.

Trước khi vào giàn thiêu, cơ thể người quá cố được “tắm” qua nước sông Hằng, chà xát với bơ làm từ sữa trâu theo tín ngưỡng tôn giáo. Lễ thiêu xác bắt đầu với công việc bọc xác trong tấm vải màu vàng (hay bạc) cùng với các vật dụng đặc trưng của tín đồ Hindu giáo. Tùy theo xuất thân và hoàn cảnh gia đình của người mất, gỗ trầm và đàn hương sẽ là sự lựa chọn tương ứng cho phù hợp.

Nếu người mất là con trai thì sẽ được đặt nằm ngửa mặt, phụ nữ sẽ hỏa táng úp mặt. Người châm lửa thường là trưởng nam trong gia đình, dưới sự giám sát của các Dom. Trung bình thời gian thiêu xác là khoảng hơn ba tiếng đồng hồ.

Đạo Hindu cho rằng, nếu hộp sọ của người mất nổ thì người chết được lên thiên đàng, gia đình họ sẽ gặp may mắn. Còn nếu không thì người đại diện đưa tang sẽ đập vỡ hộp sọ sau khi lửa tắt. Sau khi hỏa táng, tro tàn còn lại sẽ được rải xuống sông Hằng ngay cả khi chúng chưa thực sự cháy hết, người ta cũng thả xuống sông xương cốt và các bộ phận còn sót lại.

Cập nhật: 14/01/2025 Tổng hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video