Khám phá ra loài rết mới dài 20cm, biết bơi và săn mồi dưới nước

Đây là loài rết đầu tiên có khả năng sống cả dưới nước lẫn trên cạn.

S. cataracta, loài rết mới sống ở khu vực Đông Nam Á, có thể phát triển tới độ dài 20cm, nó có nọc độc và là loài rết đầu tiên trên thế giới có khả năng bơi lội.


Nọc độc của loài rết S. cataracta này không đủ để gây chết người.

George Beccaloni của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London là người phát hiện ra loài rết S. cataracta trong khi ông đi hưởng tuần trăng mật ở Thái Lan vào năm 2001. Mẫu vật của loài rết này nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng trong nhiều năm bởi Beccaloni nghi ngờ khả năng sống trong nước của loài rết.

Tuy nhiên gần đây các đồng nghiệp của Beccaloni đã tìm thấy thêm hai mẫu vật của loài rết này tại Lào. Thử nghiệm DNA cho thấy đây là một loài rết mới. Một mẫu vật khác của loài rết này được thu thập tại Việt Nam vào năm 1928.

Có một tin vui là nọc độc của loài rết này không đủ để gây chết người. Nếu bị cắn nó chỉ gây đau đớn. Một cú cắn của S. cataracta có thể gây ra cơn đau lan truyền toàn bộ cánh tay hoặc chân nếu ngón tay hoặc ngón chân bị cắn. Cơn đau có thể kéo dài một hoặc vài ngày nhưng không để lại bất cứ tác dụng phụ nào khác.

Cập nhật: 29/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video