Khám phá sửng sốt về việc siêu tân tinh phát nổ

Khi thăm dò tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh này từng tạo ra nhiều silica, một vật liệu dùng để làm kính, lý giải được sự hiện diện của silica trên Trái đất.


Vụ nổ siêu tân tinh này từng tạo ra nhiều silica.

Theo đó, các nhà khoa học tại Đài Quan sát ALMA, Chile đã dùng công cụ thăm dò hồng ngoại IRS trong tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, phát hiện nhiều sự thật thú vị.

Cụ thể, trong tàn dư siêu tân tinh này chứa rất nhiều silica (silicon dioxide, SiO 2), mà nguyên tố silica này chứa nhiều trong cát và sỏi công nghiệp để làm bê tông vỉa hè, đường xá và các tòa nhà.

Một dạng silica khác nằm trong cát trải dọc trên các bãi biển và nó cũng là thành phần quan trọng để làm thủy tinh, kính, gương...

Được biết, silica chiếm khoảng 60% vỏ Trái đất. Sự hiện diện rộng rãi của nó trên Trái đất là không có gì ngạc nhiên vì phần lớn có nguồn gốc từ các sao AGB phát nổ, phun trào ra lượng vật chất, bụi silic và rơi xuống Trái Đất.

Các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh G54.1 + 0.3 cũng đã ném một lượng nguyên tố “nặng” như lưu huỳnh, canxi và silicon và nhiều nhất là silica xuống Trái đất trong quá khứ.

Cập nhật: 16/01/2019 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video