Trái đất sắp rung chuyển, phun mưa kim cương khắp nơi?

Một vài lục địa trên Trái đất có dấu hiệu đang bị xé rách. Điều này từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ, đi kèm với những cơn mưa kim cương - hoàn toàn theo nghĩa đen.

Theo Live Science, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một mô hình nơi kim cương phun ra từ sâu bên dưới bề mặt Trái đất như các đài phun nước khổng lồ.

Không chỉ lý giải việc vì sao Trái đất có kim cương, các kết quả cho thấy điều đó có thể xảy ra thêm một lần nữa, khi các núi lửa không chỉ tuôn dung nham, tro bụi mà còn bắn kim cương như mưa, y hệt các phim giả tưởng.


Vỏ Trái đất gồm nhiều mảng kiến tạo liên tục di chuyển - (Ảnh đồ họa: NASA).

Đó chính là quá trình các lục địa bị xé rách - nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư Thomas Gernon từ Đại học Southampton (Anh) cho biết.

Kim cương vốn không có gần mặt đất, nơi chúng ta có thể đào. Nó được hình thành sâu 150km hoặc hơn, được đưa lên bề mặt thông qua các vụ phun trào gọi là kimberlites, có thể kèm với thảm họa siêu núi lửa Vesuvius đã xóa sổ thành đô La Mã Pompeii.

Mô hình mới chỉ ra thứ đủ khủng khiếp có thể dẫn đến tình trạng là hoạt động kiến tạo.

Vỏ Trái đất không liền lạc mà gồm khoảng 20 mảnh lớn nhỏ, liên tục di chuyển, trượt lên nhau, trồi lên hoặc bị đè xuống. Trên lưng các mảng "cõng" theo lục địa, đại dương. Chúng chính là nguyên nhân đất đai hành tinh nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại tan rã thành nhiều châu lục.

Chính sự tan rã của các lục địa lớn đã thúc đẩy kim cương bị phun trào, ví dụ như "cái chết" của siêu lục địa Pangea hay Godwana hàng trăm triệu năm trước.

"Những viên kim cương đã nằm dưới đáy các lục địa hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ năm. Phải có một số kích thích khiến chúng đột ngột bị thúc đẩy" - giáo sư Gernon giải thích.

Sự phun trào kim cương đạt đỉnh điểm 22-30 triệu năm sau thời điểm một lục địa bị tách rời.

Sự xé đôi khiến phần đáy lục địa mỏng đi, phần trên cùng của lớp vỏ cũng bị kéo giãn và tạo thành các thung lũng đứt gãy giống chúng ta thấy ở châu Phi hay Nam Mỹ ngày nay. Đá nóng nổi lên, tiếp xúc với ranh giới hiện đã bị phá vỡ, nguội đi và chìm nhanh xuống, tạo ra một cú hích thúc đẩy dòng chảy.

Kết quả là lực nén khiến kim cương và các vật chất sâu khác phun ra ngay giữa lục địa. Tác động này lan dần ra ven các lục địa.

Trái đất hiện có nhiều châu lục và có dấu hiệu đang trên đà tạo nên 1 hoặc 2 siêu lục địa mới. Quá trình sáp nhập này cũng đòi hỏi chia đôi một số lục địa hiện tại, ví dụ châu Phi có thể nứt làm 2-3 phần, dạt ra và gắn vào các siêu lục địa Nam - Bắc đối nghịch.

Rất có thể điều đó sẽ gây một cơn mưa kim cương - trong "tương lai gần" của hành tinh, khoảng 200 triệu năm - con số quá dài với đời người nhưng chỉ là cái chớp mắt đối với lịch sử địa cầu.

Cập nhật: 22/08/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video