"Khí sự sống" hiện diện khó hiểu ở "hành tinh từ hư không"

Bắt được tín hiệu gây sốc ở "hành tinh từ hư không"

Thứ mà nhiều nhà khoa học mong đợi nắm bắt được ở các ngoại hành tinh có sự sống nay lại xuất hiện ở một dạng thiên thể khó định nghĩa.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Jackie Faherty từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ đã phát hiện sự phát thải methane khó hiểu từ một vật thể nửa sao nửa hành tinh, gọi là sao lùn nâu.

Tín hiệu của methane trong quang phổ một thiên thể vốn là báu vật đối với các nhà sinh học thiên văn, bởi loại khí nhà kính này được xếp vào nhóm các "dấu ấn sự sống" tiềm năng nhất.

Thế nhưng, người ta hy vọng tìm thấy nó trên các ngoại hành tinh có các yếu tố hỗ trợ sự sống, chứ không phải một thứ quái dị, chết chóc như sao lùn nâu.


Sao lùn nâu W1935 - (Ảnh đồ họa: NASA/ESA/CSA/STSc).

Sao lùn nâu đó mang tên CWISEP J193518.59-154620.3 (gọi tắt là W1935), bị cô lập, có nhiệt độ khoảng 208 độ C, nằm cách chúng ta 47 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Nhân Mã.

Các tác giả đã sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb của NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ - châu Âu - Canada) và phát hiện thêm sự phát thải methane kỳ lạ. 

Bối rối trước điều đó, họ thử lập các mô hình và phát hiện ra điều còn thú vị hơn: W1935 có thể đảo ngược nhiệt độ - một hiện tượng mà trong đó, bầu khí quyển trở nên ấm hơn khi độ cao tăng lên.

Sự đảo ngược nhiệt độ có thể dễ dàng xảy ra với các hành tinh quay quanh các ngôi sao, bởi nhiệt lượng từ ngôi sao mẹ của chúng.

Để có thể phát thải methane khi không có sinh vật sống và đảo ngược nhiệt độ như sao Mộc và sao Thổ, nó phải có cực quang.

Nhưng cực quang cũng là một hiện tượng rất cần đến những cơn gió sao khốc liệt từ sao mẹ ập vào từ quyển.

Tuy vậy, sao lùn nâu không có sao mẹ. 

Loại vật thể khác thường này gọi là sao lùn nâu nhưng thực ra không hẳn là sao.

Chúng được coi như một "ngôi sao thất bại" vì quá nhỏ so với sao và không duy trì được phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi, nhưng lại quá lớn so với kích thước mà một hành tinh đạt được và không có sao mẹ.

Vì vậy, sao lùn nâu cũng có thể xem như là một kiểu "hành tinh cao cấp", sinh ra từ hư không, tức từ các đám khí bụi hỗn loạn giữa các vì sao, như cách các ngôi sao ra đời, thay vì từ đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao mẹ.

Cần nhiều quan sát hơn nhưng các nhà nghiên cứu suy đoán rằng một lời giải thích cho cực quang trên W1935 có thể là một mặt trăng đang hoạt động nhưng vẫn chưa được phát hiện.

Bất chấp tất cả, mọi chi tiết trong phát hiện mới này đều giăng thêm màn bí ẩn bao trùm loại vật thể mang tên "sao lùn nâu".

Cập nhật: 22/04/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video