Tìm ra hành tinh "cô đơn và tội nghiệp" nhất vũ trụ

  •   3,89
  • 17.467

Đây sẽ là niềm an ủi rất lớn dành cho những FA trong thời điểm này.

"Đến chiếc dép cũng còn có đôi" - đây là câu nói mà những FA lâu năm vẫn thường cất lên một cách đầy cám cảnh cho số phận cô đơn đến tội nghiệp của mình. Nhưng ít ra, nếu như vẫn còn một mái ấm để quay về, bạn đã may mắn hơn hàng ngàn, hàng vạn số phận bất hạnh khác ở đâu đó ngoài kia.

Thậm chí cả ở ngoài vũ trụ cũng có những hành tinh cô đơn và lẻ loi, giống như trường hợp của hành tinh WISEA 1147 mới được NASA tìm thấy.

Thực chất, hành tinh này dường như nằm trong một hệ sao mang tên TW Hydrae.
Thực chất, hành tinh này dường như nằm trong một hệ sao mang tên TW Hydrae.

Hành tinh này cô đơn ở chỗ nào? Trước tiên, cần biết rằng theo như nhiều lý thuyết về vũ trụ học, các hành tinh đều thuộc về một nhóm, một hệ nào đó, và phải có quỹ đạo xoay xung quanh một ngôi sao. Ví dụ như Trái đất thuộc Hệ Mặt trời, và tất cả hành tinh trong hệ này đều có quỹ đạo xung quanh Mặt trời.

Nhưng đến năm 2011, các nhà khoa học lại công bố rằng điều này chưa hẳn đã chuẩn, vì vũ trụ của chúng ta có rất nhiều hành tinh trôi nổi tự do, chẳng phụ thuộc vào một ngôi sao nào hết. Hay nói cách khác, đó là những hành tinh... không có gia đình.

WISEA 1147 - cách chúng ta 175 năm ánh sáng - là một hành tinh như vậy. NASA đã tìm ra hành tinh này bằng kính thiên văn trong dự án WISE. Theo ghi nhận, WISEA 1147 có kích cỡ lớn hơn từ 5 - 10 lần sao Mộc - thành viên "to xác" nhất của Hệ Mặt trời.

Thực chất, hành tinh này dường như nằm trong một hệ sao mang tên TW Hydrae. Tuy nhiên, ngôi sao của TW Hydrae dường như rất... trẻ - chỉ khoảng 10 triệu năm tuổi - trong khi WISEA 1147 có tuổi đời lớn hơn.

Nhưng mặt khác, một số chuyên gia lại không cho rằng đây là một hành tinh đúng nghĩa, vì độ tuổi của nó chưa đủ để tự mình tách ra khỏi một hệ sao. NASA cho rằng, đây thực chất là một ngôi sao lùn nâu - brown dwarf.

Sao lùn nâu là những vật thể quá lớn để được gọi là hành tinh.
Sao lùn nâu là những vật thể quá lớn để được gọi là hành tinh.

Sao lùn nâu là những vật thể quá lớn để được gọi là hành tinh, nhưng cũng quá nhỏ để được gọi là một ngôi sao. Chúng thường có khối lượng lớn gấp 2 lần sao Mộc, và không giống những ngôi sao khác, ánh sáng của chúng rất yếu. Chính vì vậy để tìm ra WISEA 1147, đội nghiên cứu đã phải truy theo các tín hiệu nhiệt trong khoảng thời gian lên tới 10 năm.

Theo Adam Schneider, tiến sĩ thiên văn thuộc ĐH Toledo (Mỹ), việc tiếp theo cho khoa học là xác định xem những hành tinh đang mồ côi trong vũ trụ là sao lùn nâu hay hành tinh đúng nghĩa. Đồng thời, họ cũng cần tìm hiểu thêm về cách chúng tách khỏi hệ sao như thế nào.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Astrophysical.

Cập nhật: 25/04/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,89
  • 17.467