Khi tàu chiến hiện đại đối đầu với... bão biển

Trên lý thuyết, các tàu chiến hiện đại hoàn toàn có thể chịu được các cơn bão cấp 12 thập chí hơn, tuy nhiên "tránh voi chẳng xấu mặt nào".


Vốn dĩ được thiết kế cực kỳ bền bỉ với kết cấu vững chắc, trên lý thuyết, những chiếc tàu chiến hiện đại trên thế giới ngày nay hoàn toàn có thể chịu được những cơn sóng cấp 12 thậm chí hơn. (Nguồn ảnh: Youtube.)


Đôi khi, những chiếc tàu chiến của lực lượng hải quân lại chính là những phương tiện thực hiện nhiệm vụ cứu hộ trên biển khó khăn nhất. Mặc dù vậy, các tàu chiến thường luôn hạn chế hoạt động của mình trong vùng biển có bão lớn, vạn bất đắc dĩ mới phải đối đầu với sóng to gió lớn. (Nguồn ảnh: Youtube.)


Sở dĩ như vậy là do dù được thiết kế rất chắc chắn, hoàn toàn có thể hoạt động tốt sau khi bị bão biển vùi dập nhưng điều đó không có nghĩa là những con tàu này sẽ không phải chịu hỏng hóc sau mỗi cơn bão. (Nguồn ảnh: Youtube.)


Sóng lớn sẽ vặn xoắn thân tàu theo nhiều hướng khác nhau, dù không làm hỏng được kết cấu vững chắc của con tàu nhưng cũng có thể tác động, gây hỏng hóc đến các bộ phận bên trong, đặc biệt là phần chân vịt. Để có thể cưỡi sóng vượt bão, máy tàu cũng phải hoạt động hết công suất và phải tăng giảm vòng tua liên tục, ảnh hưởng lớn đến độ bền và thậm chí có thể hỏng hóc ngay trong cơn bão. (Nguồn ảnh: Nemk.)


Phần lớn những tàu hải quân hiện đại ngày nay đều có bộ phận kiến trúc thượng tầng rất cồng kềnh và dễ bị tổn thương. Đây cũng là nơi đặt các bộ phận như radar tín hiệu, cảm biến, ăng-ten bộ đám,... tất cả đều là những bộ phận cực kỳ nhạy cảm, rất dễ hỏng hóc và có chi phí sửa chữa lớn. (Nguồn ảnh: Electro.)


Ngoài ra, nguy hiểm hơn nữa đó là khi tàu bị sóng liên tục và rung lắc mạnh, thủy thủ đoàn trong boong dưới chắc chắn sẽ bị thương tích do va đập, nặng có thể dẫn tới tử vong. (Nguồn ảnh: Flickr.)



Vậy nên, thông thường tàu hải quân luôn tránh hoạt động trong các vùng biển có bão giật cấp 8 trở lên dù rằng với kết cấu vững chãi của chúng, chúng hoàn toàn có thể chịu được sự quăng quật của tự nhiên. (Nguồn ảnh: Youtube.)


Khi buộc phải hoạt động trong vùng biển có bão, tàu phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó. Tất cả mọi cửa, lỗ thông hơi trên tàu cần phải được đóng kín, gia cố chắc chắn, phải chuẩn bị sẵn những tấm che, tấm kính dự phòng đề phòng trường hợp sóng đánh vỡ cửa, vỡ kính trên tàu thì thủy thủ đoàn có thể đóng kín lỗ hổng ngay lập tức, đề phòng nước tràn vào tàu. (Nguồn ảnh: Grand.)


Các tàu hải quân hiện đại ngày nay còn luôn được trang bị những thiết bị điện tử cực kỳ đắt tiền, điểm chung của những thiết bị điện tử này đó là rất dễ hỏng hóc nếu phải tiếp xúc với nước. Có thời gian chuẩn bị, lực lượng thủy thủ đoàn có thể cách ly, khóa chặt các thiết bị điện tử đắt tiền trong một khoang kín nước, đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do tự nhiên gây ra. (Nguồn ảnh: 63high.)

Cập nhật: 17/06/2017 Theo Kiến Thức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video