Khoa học làm sao để biết được giới tính của một cái đầu lâu?

Đã thành xương rồi thì ai chẳng như ai, làm sao biết được nhỉ?

Tại sao các nhà khảo cổ luôn phải xác định tuổi của xác ướp? Bởi những tàn tích đó chính là cầu nối duy nhất đưa chúng ta ngược dòng thời gian quay về hàng ngàn năm trước. Xác định chính xác tuổi của xác ướp là yếu tố quan trọng trong việc khám phá lịch sử loài người.

Thông thường các nhà khảo cổ học có thể xác định giới tính một xác ướp thông qua cấu trúc bộ xương, nhưng nếu những gì còn sót lại chỉ là hộp sọ thì sao? Mọi chuyện lúc này lại không hề đơn giản.


Răng sẽ là yếu tố giúp xác định giới tính của đầu lâu.

Các phương pháp khám nghiệm hài cốt

Giới tính của một cái xác thường được xác định thông qua cấu trúc khác nhau theo giới tính, chẳng hạn như xương chậu. Tuy nhiên sự khác biệt này lại không quá rõ ràng ở trẻ em do bộ xương chưa phát triển hoàn chỉnh, do đó việc xác định giới tính cũng trở nên khó khăn hơn.

Để khắc phục điều này, các nhà nghiên cứu sẽ phải nhờ cậy đến ADN, nhưng phương pháp này cực kỳ tốn kém và khó thực hiện, cần nghiên cứu trong môi trường vô trùng.

Và giờ đến câu hỏi: nếu như hài cốt chỉ còn một cái đầu lâu thì sao? Có cách nào vừa bớt tốn kém, vừa cho khả năng xét nghiệm chính xác? Mới đây một nhóm các nhà khoa học đây đã phát hiện ra một yếu tố có thể giúp xác định giới tính của một hộp sọ người. Và đó là răng.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học khảo cổ do ĐH California, Davis thực hiện, sử dụng Phương pháp khối phổ (Mass spectrometry – MS) để phân tích protein trong răng.

Họ nghiên cứu các gene amelogenin (một nhóm protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành men răng). Phụ nữ sẽ có gene amelogenin-X, trong khi nam giới có cả amelogenin-X và Y.


Phụ nữ sẽ có gene amelogenin-X, trong khi nam giới có cả amelogenin-X và Y.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 40 mẫu men răng của 25 hài cốt, bao gồm cả người lớn và trẻ em có niên đại từ 100 đến 7.300 năm trên các địa điểm khảo cổ ở Bắc Mỹ và Peru, cùng với một số mẫu răng hiện đại. Trong tất cả các mẫu họ tìm thấy, một nửa chỉ có amelogenin-X, trong khi nửa còn lại có cả amelogenin-Y, cho thấy chủ nhân của chúng là nam giới.

Có một vấn đề nảy sinh là nếu một mẫu có quá ít amelogenin-Y thì sẽ khó phát hiện hoặc thậm chí là không thể tìm ra dấu vết của protein này nữa, từ đó có thể dẫn đến việc phân loại nhầm kết quả (false negative). Để khắc phục điều này, nhóm nghiên cứu đã dùng một phương pháp thống kê nhằm xem kết quả có bị phân loại nhầm hay không dựa trên số amelogenin-X có mặt.

Jelmer Eerkens từ ĐH California Davis, đồng tác giả của nghiên cứu trên cho biết: "Các mẫu/mô hình răng có thể cho chúng ta biết về chế độ ăn uống lúc còn sống từ chủ nhân của nó, và cả vi khuẩn trong miệng",

Cũng theo ông, chúng ta có thể xác định niên đại của xác chết thông qua phương pháp Định tuổi bằng đồng vị cacbon (Radiocarbon dating).

Nhóm nghiên cứu cho biết việc đo lường amelogenin trong răng có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp hiện tại để mang lại độ chính xác cao hơn, đồng thời nó cũng cho thấy tầm quan trọng của răng đối với các nhà khảo cổ học trong việc khám phá lịch sử loài người.

Cập nhật: 20/11/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video