Không phải 8 giờ cũng không phải 6 giờ 48 phút... mà con số chính xác khiến bạn hạnh phúc nhất mỗi khi thức dậy đó là 7 giờ 6 phút cơ.
Chúng ta vẫn biết giấc ngủ vô cùng quan trọng và ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra, thời lượng giấc ngủ, thói quen ngủ sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc, sức khoẻ của ta ra sao.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học còn chỉ ra cho chúng ta chính xác thời lượng ngủ để khiến ta hạnh phúc nhất.
Ngủ 7 tiếng 6 phút sẽ khiến bạn thật sự hạnh phúc
Cuộc khảo sát được tiến hành trên 2.000 tình nguyện viên đã hé lộ nhiều điều bất ngờ về cách họ tăng thêm hạnh phúc trong cuộc sống.
Theo đó, những tình nguyện tự đánh giá mình là người "hạnh phúc nhất" ngủ ít hơn người tự đánh giá là "hoàn toàn hạnh phúc". Điều bất ngờ là họ cùng ngủ 7 tiếng nhưng chỉ khác nhau số phút mà thôi. Và nhóm người chia sẻ họ thuộc team "hơi hạnh phúc" lại chỉ ngủ có 6 tiếng 54 phút.
7 tiếng là thời lượng tối thiểu của giấc ngủ nhưng nếu ngủ thêm 6 phút nữa sẽ là thật sự tuyệt vời.
Theo khuyến nghị của Cơ quan Dịch vụ sức khoẻ quốc gia NHS (Anh) thì 7 tiếng là thời lượng tối thiểu của giấc ngủ nhưng nếu ngủ thêm 6 phút nữa sẽ là thật sự tuyệt vời.
Nếu bạn ngủ ít hơn 6 tiếng 48 phút, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ thấy hoàn toàn không hạnh phúc trong các mối quan hệ. Sự lo lắng sẽ thường trực hơn bao giờ hết.
Nhiều báo cáo đã chỉ ra, việc sử dụng máy tính nhiều, smartphone hay mang việc về nhà... sẽ khiến giấc ngủ của bạn trở nên kém hơn hẳn do stress luôn thường trực.
Và cái giá của việc ngủ ít sẽ khiến bạn ngày 1 mệt mỏi hơn, kéo theo đó là hàng tá hệ lụy như trầm cảm, béo phì, suy nhược cơ thể, bệnh tim mạch...
Ngủ đủ và ngủ đúng giờ mới là trọn vẹn
Tuy nhiên, báo cáo của các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, thời lượng giấc ngủ là quan trọng nhưng thói quen đi ngủ 1 giờ mỗi tối sẽ tối ưu hóa tác dụng của giấc ngủ.
Thói quen đi ngủ 1 giờ mỗi tối sẽ tối ưu hóa tác dụng của giấc ngủ.
Bằng cách ghi lại nhật ký giấc ngủ, nhóm nghiên cứu đã tính thời lượng ngủ cũng như nhịp sinh học của 61 sinh viên Harvard, và so sánh kết quả học tập.
Kết quả chỉ ra, sinh viên ngủ ít và giờ giấc thất thường có điểm số thấp hơn những sinh viên ngủ đủ và theo 1 giờ nhất định.
Không những thế, họ còn khó lòng kiểm soát cơn buồn ngủ bất chợt do lượng hormone melatonin trong cơ thể tăng tiết bất thường.
Trưởng nhóm nghiên cứu, chuyên gia về giấc ngủ Sierra B. Forbush thuộc chương trình nghiên cứu về sức khỏe và giấc ngủ ở các trường đại học chia sẻ rằng: "Kết quả này chỉ ra rằng việc bạn duy trì thời gian ngủ và giờ đi ngủ cố định đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Đây thực sự là liều thuốc rẻ tiền giúp bạn bảo vệ sức khỏe, và trên hết, chúng khiến bạn hạnh phúc hơn".