Khoa học vừa tìm ra một khả năng cực kỳ kinh khủng của loài gián Đức

Chúng đến từ những ngóc ngách tăm tối, ẩm thấp bậc nhất Trái đất. Chúng chui ra từ mọi xó xỉnh! Nơi nào có rác, nơi đó chúng sinh sôi. Chúng còn đặc biệt khó giết. Hẳn là không dưới một lần, bạn đập cho chúng một cái, chúng nằm thẳng cẳng, nhưng rồi ngoảnh đi ngoảnh lại thì cái xác đã biến mất từ lúc nào.

Đó là gián - một trong những sinh vật sống dai và khó giết bậc nhất hành tinh.


Gián - một trong những sinh vật sống dai và khó giết nhất.

Nhưng trong số các loài gián, một số loài còn dai dẳng hơn bình thường. Chẳng hạn như loài gián Đức (Blattella germanica) đã hoành hành tại các chung cư tại Hà Nội và Sài Gòn thời gian vừa qua. Chúng thực sự là nỗi kinh hoàng, khi không những sống dai mà còn ăn và gặm nhấm tất cả mọi thứ, từ da, sách, bao bì nhựa cho đến thức ăn. Đặc biệt hơn, chúng còn có khả năng kháng lại một số loại thuốc diệt côn trùng vốn đang được dùng để tiêu diệt gián thường cực kỳ hiệu quả.

Có điều, khả năng của chúng không chỉ có vậy. Mới đây, một nghiên cứu từ ĐH Purdue (Mỹ) đã tiết lộ một năng lực khác của loài gián này. Đó là chúng dai dẳng đến nỗi tự hình thành được kháng thể chống lại những loại thuốc diệt côn trùng chưa từng gặp bao giờ.


Gián Đức (trái) và gián thường.

Cụ thể, các chuyên gia đã thử làm thí nghiệm trên một vài thế hệ gián (gián Đức sinh sản rất nhanh), để kiểm tra khả năng kháng thuốc của loài vật này đến mức độ nào.

"Chúng tôi đã thử với một số loại thuốc diệt côn trùng, xem loại nào có tác dụng nhất. Nhưng kể cả như vậy, chúng tôi vẫn không thể kiểm soát khả năng sinh sôi của gián Đức" - Michael Scharf, nhà côn trùng học cho biết.

Scharf và đội nghiên cứu đã xuống một tòa chung cư để bẫy gián, sau đó đưa chúng vào phòng thí nghiệm, tách ra làm 2 nhóm để kiểm tra khả năng kháng thuốc. Cùng lúc đó, căn hộ được áp dụng 3 phương pháp diệt côn trùng với tần suất 3 tháng/lần.

Phương pháp đầu tiên là sử dụng 1 loại thuốc đơn lẻ. Thứ 2 là dùng hỗn hợp 2 loại thuốc. Và thứ 3, đội nghiên cứu chọn riêng loại thuốc ít bị kháng nhất.

Kết quả cho thấy, giải pháp dùng hỗn hợp 2 loại thuốc gần như không có tác dụng, khi số gián vẫn liên tục sinh sôi. Phương pháp đầu tiên thì chỉ có thể kiểm soát số lượng gián trong thời gian ngắn.


Khả năng kháng thuốc của chúng tăng từ 4 - 6 lần chỉ trong 1 thế hệ.

Quay trở lại phòng thí nghiệm, các chuyên gia muốn tìm ra loại thuốc chúng sợ nhất, và xem liệu có thể tiêu diệt hoàn toàn được chúng hay không. Nhưng rất tiếc là kết quả vẫn vậy, khi số lượng chỉ có thể kiểm soát trong thời gian ngắn.

Các thế hệ gián tiếp theo sẽ sinh sôi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Và đặc biệt, chúng cũng hình thành khả năng kháng lại luôn những loại thuốc mà bản thân chúng chưa từng tiếp xúc bao giờ.

"Khả năng kháng thuốc của chúng tăng từ 4 - 6 lần chỉ trong 1 thế hệ" - Scharf cho biết. "Thực sự bất ngờ khi chúng có thể kháng nhanh đến vậy."

Lý do chính xác giúp chúng có khả năng kháng thuốc nhanh vẫn còn là một ẩn số. Không giống như các siêu vi khuẩn, gián không có khả năng kháng thuốc mạnh đến vậy. Hoặc đó chỉ là... khoa học tưởng như vậy và chưa có nghiên cứu cụ thể.

Vậy nên, bài học ở đây là đừng để nhà bị nhiễm gián, mà luôn dọn dẹp thật sạch sẽ để chúng không có môi trường sinh sôi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Cập nhật: 01/07/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video