Ít ai ngờ với vẻ đẹp rực rỡ như vậy nhưng ẩn chứa trong đó là thứ mùi khó ngửi nhất thế giới.
Nếu ai đó hỏi bạn rằng, mùi gì là khủng khiếp nhất trên thế giới, bạn sẽ trả lời sao?
Đó là mùi trứng thối, là mùi động vật thối rữa ư? Theo giới khoa học, những loại mùi khủng khiếp nhất dựa trên cấu trúc phân tử cơ bản của chúng.
Nghiên cứu của ĐH California, Berkeley năm 2007 đã xét đến 1.500 đặc tính của 150 phân tử khác nhau nhằm thiết lập mối quan hệ giữa "sự dễ chịu" của 1 mùi và đặc tính lý hóa của nó.
Theo đó, trọng lượng phân tử và mật độ điện tử trong thực tế liên kết chặt chẽ với cách chúng ta cảm nhận được đặc tính của một mùi hương. Hay nói đơn giản, nếu phân tử phân bố rộng hơn, nặng hơn có xu hướng liên quan đến mùi hôi, trong khi các phân tử nhỏ và nhẹ hơn thì sẽ dễ chịu hơn.
Các nhà khoa học đã chỉ ra một vài mùi hương đáng sợ, có thể khiến bạn "ngất tại chỗ" vì độ nặng mùi của nó.
Các nhà khoa học tại Đại học Oxford phát hiện ra những đám mây trên sao Thiên Vương có chứa khí hydrogen sulfide (H2S). Đây là một hợp chất có mùi giống như trứng thối với nồng độ từ 3-5 phần triệu.
Việc phát hiện ra những đám mây trên Sao Thiên Vương có mùi trứng thối giúp ta hiểu hơn về sự hình thành của hành tinh này.
Không chỉ có vẻ ngoài gai góc mà sầu riêng còn khiến vạn người ghét khi được cho là "nặng mùi" nhất thế giới.
Tiến sĩ Martin Steinhaus thuộc Trung tâm nghiên cứu hóa học thực phẩm tại Đức cùng đồng nghiệp phát hiện ra có tới 19 hợp chất tạo mùi được xác định trong mùi hương của sầu riêng. Những hợp chất mùi đậm đặc nhất là mùi hương của đôi tất sau khi tập gym, mùi của nước thải và thịt thối rữa.
Cùng với đó, các chuyên gia Singapore đã xác định được nhóm gene methionine gamma lyases - bị kích hoạt khi quả chín, tạo ra mùi "khó ngửi" đặc trưng riêng cho quả sầu riêng.
Theo ông Bin Tean Teh, phó giám đốc Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore (NCC) chia sẻ: "Mùi sầu riêng được mô tả là sự pha trộn mùi lưu huỳnh của hành, mùi quả ngọt và gia vị gắt nữa. Thành phần chủ chốt trong mùi sầu riêng không thể không nhắc tới hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSC), mùi trứng thối, hành, hẹ đang phân hủy".
Có lẽ chính bởi sự pha trộn bởi nhiều hỗn hợp mùi như vậy mà sầu riêng trở thành loại quả dễ gây cho nhiều người sự khó chịu.
Được tìm thấy nhiều trong các khu rừng nhiệt đới của Indonesia, hoa Vua hay hoa xác thối nổi danh với mùi tỏa ra là hương... xác thối đúng như tên gọi.
Rafflesia arnoldii là loài ký sinh, phát triển dưới dạng cây leo, không có lá nên không thể quang hợp được và phải hút nhờ chất dinh dưỡng từ cây chủ - thường là cây nho Tetrastigma.
Mặc dù có mùi kinh khủng với con người, thế nhưng chúng lại cực thu hút côn trùng, giúp thụ phấn cho cây.
Một điều may mắn cho ta đó là những bông hoa này chỉ sống khoảng một tuần (từ 5-7 ngày tuổi) sau đó sẽ khô và chết.
Là một trong những loại phô mai ngon, được làm từ sữa bò nguyên chất tại vùng lãnh thổ Pas-de-Calais, thế nhưng theo giới khoa học tại ĐH Cranfield, Vieux Boulogne được xếp vào khó ngửi nhất trên thế giới.
Theo các chuyên gia, sở dĩ phô mai Vieux Boulogne "nặng mùi" đến vậy là bởi lớp vỏ ngâm trong bia lên tới 9 tuần. Mùi đặc biệt hăng do tạo ra từ phản ứng lên men của bia với các enzyme trong phô mai.
Chúng ta chắc chắn ai cũng khiếp sợ về mùi của "chất thải tế nhị" hay phân. Thế nhưng bạn có tin có chất thải nào tồn tại 700 năm rồi mà vẫn bốc mùi ngào ngạt không?
Các nhà khảo cổ đã phát hiện 1 nhà vệ sinh thời Trung cổ ở thành phố Odense của Đan Mạch có từ thế kỷ 14, và ngạc nhiên hơn khi những thùng chứa chất thải tế nhị này vẫn bốc mùi cho tới tận thời điểm khai quật.
Nhìn vẻ ngoài có vẻ dễ thương vậy thôi, thế nhưng loài thú ăn kiến này thực sự có mùi hôi đáng gờm.
Người ta chứng minh được rằng, loài này hôi hơn cả loài chồn hôi từ 5 - 7 lần. Thú ăn kiến nhả ra một mùi khó chịu như vậy là để ngăn chặn, không cho kẻ săn mồi nào bén bảng gần.